6 tư thế ngủ của trẻ thông minh và mẹo ngủ ngon phát triển não bộ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, hành vi và sự phát triển trí não của trẻ. Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng tư thế ngủ có thể giúp bố mẹ nhận diện trí thông của trẻ ngay từ nhỏ, trẻ sở hữu IQ cao thường có tư thế ngủ đặc biệt. Hãy cùng AMA Medical Việt Nam tìm hiểu về 6 tư thế ngủ của trẻ thông minh trong bài viết dưới đây.
6 tư thế ngủ của trẻ thông minh
Tư thế nằm sấp khi ngủ, mông thẳng đứng
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ nằm sấp là tư thế ngủ của trẻ sơ sinh thông minh, thường có nội tâm rất nhạy cảm, dễ thích nghi, có cá tính riêng, hiếu động, hơi liều lĩnh, dễ cáu gắt và được đánh giá là có chỉ số IQ cao hơn những đứa trẻ khác.
Tuy nhiên, khi trẻ nằm sấp có thể gây cản trở đường hô hấp khiến con ngạt thở và có nguy cơ mắc một số bệnh khác. Do đó, bố mẹ chỉ nên cho bé nằm sấp vài giờ vào ban ngày, không nên duy trì tư thế này trong thời gian dài, đồng thời tập cho trẻ làm quen với tư thế an toàn khác.
Tư thế ngủ tay chân dang rộng
Trẻ có tư thế nằm hoàn toàn tự do, thoải mái, dang rộng tay chân được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh và có tố chất thông minh. Thường đây là những đứa trẻ dũng cảm, có tố chất tự tin, dám thể hiện bản thân. Đặc biệt tư thế ngủ này khá an toàn cho hệ hô hấp và sức khỏe của con nên bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. [1]
Tư thế ngủ nằm nghiêng
Trẻ nằm nghiêng giúp hạn chế áp lực lên phổi, tốt cho sức khỏe hệ hô hấp và tiêu hóa. Ngoài ra tư thế này còn tốt cho sự phát triển não bộ, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh thần kinh so với tư thế nằm sấp hay nằm ngửa.
Trẻ thích nằm nghiêng thường có tính cách khá khép kín, nhút nhát, thiếu tự tin.
Tư thế ngủ cuộn tròn
Trẻ nằm cuộn tròn là tư thế rất được các bé yêu thích, gần giống với tư thế khi còn nằm trong bụng mẹ, giúp con cảm thấy thoải mái và được bảo vệ hơn. Trẻ nằm tư thế này được cho là có tính cách nhạy cảm và thiên hướng nghệ thuật.
Tư thế ngủ nhưng miệng vẫn cười
Tư thế ngủ nhưng miệng vẫn cười cho thấy lúc này não bộ của trẻ đang phát triển và có thể đang tiến hành xử lý thông tin. Trong vài tháng đầu của trẻ sơ sinh, con phải tiếp thu nhiều kỹ năng mới như cười, khóc,… nhưng con không kịp xử lý hết vào ban ngày. Do đó, bộ não của trẻ vẫn phải tiếp tục xử lý thông tin vào ban đêm, khiến trẻ ngủ mà miệng vẫn cười.
Tư thế ngủ nắm đồ vật
Tư thế ngủ nắm đồ vật như nắm bình sữa, nắm tay mẹ,..là biểu hiện cho thấy trẻ có hệ thần kinh, trí tuệ phát triển và có cảm xúc vượt trội.
Mẹo giúp trẻ ngủ ngon phát triển não bộ
Để trẻ ngủ ngon hơn và đều đặn hơn, bố mẹ cần lưu ý chăm sóc giấc ngủ cho trẻ như sau [2]:
- Tập cho trẻ ngủ và thức theo giờ, tạo nhịp sinh học đều đặn để bố mẹ có thể sắp xếp chủ động thời gian vận động và sinh hoạt hợp lý cho con.
- Giữ cho không gian yên tĩnh, thư giãn, ấm cúng, tránh gây tiếng ồnđể bé có một giấc ngủ ngon, hỗ trợ phát triển trí não.
- Bố mẹ có thể hát ru con, bật nhạc giai điệu êm ái hoặc đọc sách giúp con dễ đi vào giấc ngủ.
- Để giúp con ngủ ngon hơn, bố mẹ không cho con tiếp xúc với ánh sáng xanh như điện thoại, tivi ít nhất 2 tiếng trước khi ngủ vì ánh sáng xanh làm chậm quá trình sản xuất melatonin – hormone giúp con dễ đi vào giấc ngủ.
- Đảm bảo bé được ăn no trước khi ngủ vì cơn đói có thể làm con thức giấc.
- Thay tã cho con sau khi ăn đêm để chuẩn bị cho con đi ngủ ngay.
- Bố mẹ cho bé làm quen với bóng tối, chọn đèn ngủ có cường độ sáng thích hợp, học cách phân biệt ngày đêm để tạo cảm giác buồn ngủ cho trẻ.
- Không trùm chăn lên đầu hoặc mặt con, chỉ nên đắp đến ngực vì nếu đắp chăn lên đầu hoặc mặt bé có thể khiến bé khó thở và dễ tĩnh giấc.
- Hỗ trợ bé xoay người để tránh người bé bị mỏi hoặc đầu bị bẹp một bên khi nằm quá lâu.
Qua bài viết trên AMA Medical Việt Nam đã giúp bố mẹ hiểu thêm về 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh thông minh và biết cách chăm sóc giấc ngủ của trẻ tốt hơn. Một giấc ngủ ngon với tư thế ngủ thoải mái giúp con phát triển trí não và hạn chế gặp những rủi ro khi ngủ.
Tài liệu tham khảo
↑1 | “Is Side Sleeping Safe for My Baby?”, thông tin tham khảo tại Healthline: https://www.healthline.com/health/baby-sleeping-on-side, ngày truy cập: 17/12/2023. |
---|---|
↑2 | “Children and sleep”, thông tin tham khảo tại Sleepfoundation: https://www.sleepfoundation.org/children-and-sleep, ngày truy cập: 17/12/2023. |