Acnotin là thuốc gì? Uống Acnotin bao lâu thì hết mụn? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Việc loại bỏ mụn trứng cá trên da có nhiều cách, bạn có thể dùng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng hoặc thuốc. Nhưng với một số tình trạng nặng, bạn sẽ được các bác sĩ da liễu chỉ định sử dụng thuốc. Acnotin là thuốc kê đơn có tác dụng điều trị mụn trứng cá nặng. Vậy uống Acnotin bao lâu thì hết mụn? Acnotin 10mg giá bao nhiêu, mua ở đâu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về loại thuốc này.
Acnotin là thuốc gì?
Acnotin là thuốc bán theo đơn được sử dụng cho các đối tượng bị mụn trứng cá nặng hoặc những trường hợp mụn nhẹ hơn và không đáp ứng với phương pháp điều trị khác.
Thuốc Acnotin [1] là sản phẩm do công ty Mega Lifesciences Ltd – Thái Lan sản xuất. Hiện nay trên thị trường Acnotin xuất hiện 2 loại với 2 hàm lượng Isotretinoin khác nhau là Acnotin 10mg và Acnotin 20mg nhằm giúp người dùng thuận tiện trong việc chia liều sử dụng thuốc.
Thuốc được bào chế ở dạng viên nang mềm. Đóng gói dạng hộp, mỗi hộp gồm 3 vỉ x 10 viên.
Số đăng ký thuốc Acnotin 10mg là VN-17100-13 và Acnotin 20mg là VN-18371-14.
Acnotin 10mg giá bao nhiêu?
Acnotin 10mg giá bán hiện nay là 270.000 VNĐ/ 1 hộp 3 vỉ x 10 viên. Loại Acnotin 20mg giá là 420.000 VNĐ/ 1 hộp 30 viên. Đây là mức giá bạn có thể tham khảo khi lựa chọn mua thuốc tại các cơ sở khác nhau. Giá trên có thể có sự chênh lệch tuy nhiên sẽ không nhiều.
Acnotin bán ở đâu?
Hiện tại, thuốc Acnotin được bán tại các cửa hàng thuốc uy tín, bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh da liễu. Khi mua thuốc, bạn hãy kiểm tra kỹ các thông tin về bao bì, nhà sản xuất, hạn sử dụng,…và lựa chọn các cơ sở bán thuốc uy tín để đảm bảo mua được hàng chính hãng.
Acnotin được bán tại nhà thuốc Việt Pháp 1. Bạn có thể mang theo đơn thuốc bác sĩ đã kê đến nhà thuốc với địa chỉ: số 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ) để mua thuốc Acnotin chính hãng với mức giá hợp lý nhất.
Thành phần của Acnotin trị mụn
Thành phần hoạt chất chính có trong thuốc Acnotin trị mụn là Isotretinoin.
- Acnotin 10mg: chứa 10mg hoạt chất Isotretinoin.
- Acnotin 20mg: chứa 20mg hoạt chất Isotretinoin.
Ngoài ra thuốc còn chứa một số tá dược: Dầu đậu nành Gelatin, Sorbitol 76%, sáp ong trắng, dầu thực vật, Glycerin, Oxyd iron đen, nước tinh khiết,…
Acnotin có tác dụng gì?
Isotretinoin là liệu pháp uy nhất giúp tác động lên các căn nguyên chính gây nên mụn trứng cá. Cơ chế hoạt động của Isotretinoin [2] là làm giảm đáng kể sự hình thành mụn nhờ tác dụng giảm kích thước tuyến bã nhờn và sản xuất bã nhờn. Kết quả là làm thay đổi thành phần lipid bề mặt da, giảm sự tăng sừng hóa, làm giảm vi khuẩn P.acnes bề mặt và ống dẫn, có đặc tính chống viêm.
Năm 1982, Isotretinoin dạng uống (13-cis-retinoic acid) lần đầu tiên được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để điều trị mụn trứng cá nặng và hiện tại nó vẫn được coi là liệu pháp trị mụn hiệu quả nhất trên lâm sàng.
Isotretinoin đường uống không có tác dụng kháng khuẩn trực tiếp nhưng bằng cách làm giảm đáng kể SER và kích thước của ống dẫn bã nhờn. Từ đó nó làm thay đổi vi môi trường trong ống dẫn, ức chế sự xâm nhập và phát triển của P. acnes. Sự giảm đáng kể số lượng của P. acnes góp phần làm giảm viêm mụn trứng cá.
Đối tượng sử dụng
Acnotin (isotretinoin) được chỉ định trong điều trị trứng cá nặng hệ thống mà không đáp ứng với phương pháp điều trị khác trước đó, đặc biệt là những nốt mụn trứng cá dạng bọc. Các khuyến cáo mới cho thấy Isotretinoin không nên được sử dụng như liệu pháp đầu tay.
Liều dùng – Cách dùng
Cách dùng
Thuốc Acnotin dùng bằng đường uống. Nên uống thuốc trong bữa ăn và không nên nhai viên thuốc. Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và không nên uống rượu trong thời gian điều trị với thuốc.
Liều dùng
Liều khởi đầu được khuyến cáo ở mức 0,5 đến 1mg/1kg cân nặng mỗi ngày, chia làm 2 lần uống. Thời gian uống Acnotin từ 15 đến 20 tuần. Liều tối đa là 2mg/1kg cân nặng với những bệnh nhân bị mụn trứng cá rất nặng hoặc bệnh nhân khởi đầu ở ngực hoặc lưng.
Khi mới bắt đầu điều trị với Isotretinoin có thể xảy ra tăng mụn trứng cá thoáng qua. Tức là ở giai đoạn đầu, người dùng uống acnotin bị đẩy mụn. Lúc này cần điều trị phối hợp với adrenocorticoid.
Với bệnh nhân suy thận nặng bắt đầu dùng với liều thấp 10mg 1 ngày. Sau đó có thể tăng lên đến 1mg/1kg cân nặng 1 ngày hoặc đến liều đáp ứng điều trị. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để được điều chỉnh liều phù hợp với thể trạng, tình trạng mụn và tình trạng chức năng gan thận.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Acnotin isotretinoin 10mg, 20mg cho những đối tượng sau:
- Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Trẻ em dưới 12 tuổi, không dùng Acnotin để điều trị mụn trứng cá tuổi dậy thì.
- Bệnh nhân tăng lipid máu.
- Bệnh nhân suy giảm chức năng gan và thận.
- Bệnh nhân ngộ độc vitamin A.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, cho con bú hoặc dự định có em bé.
Acnotin tác dụng phụ
Việc sử dụng Acnotin trị mụn [3] quá liều có thể gây nên một số tác dụng phụ thường gặp như:
- Thiếu máu, giảm bạch cầu đa nhân trung tính, giảm tiểu cầu.
- Khô mắt, khô mũi, viêm kết mạc, viêm bờ mi, kích ứng mắt.
- Các phản ứng trên da như: viêm da, viêm môi, khô da, phát ban, da nhạy cảm với ánh sáng.
- Tăng men gan, tăng mỡ máu (triglycerid tăng, cholesterol tăng), lượng đường trong máu tăng.
Hiếm gặp các phản ứng dị ứng trên da, phản ứng quá mẫn, phản vệ, rụng tóc hay trầm cảm lo âu, thay đổi tâm trạng. Rất ít gặp các tác dụng phụ như tăng huyết áp nội sọ, co giật, buồn ngủ, chóng mặt, nhiễm trùng vi khuẩn gram dương, tăng acid uric máu, rối loạn tâm thần,… Hãy thông báo cho bác sĩ điều trị nếu như bạn gặp bất kỳ phản ứng bất thường nào sau khi sử dụng thuốc.
Ngoài ra, để làm giảm tác dụng phụ của thuốc, bạn nên dùng kết hợp Acnotin với những nhóm sản phẩm, thực phẩm bổ gan, các loại rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin tự nhiên cho cơ thể.
Tương tác thuốc
Thuốc Acnotin xảy ra tương tác thuốc với vitamin A, thuốc nhóm Minocycline và rượu. Điều này có thể làm giảm tác dụng chính và gia tăng các tác dụng không mong muốn khác. Không dùng thuốc Acnotin cùng các thuốc bôi ngoài da trị mụn như: Benzoyl Peroxide, Tretinoin,…
Tránh dùng tetracyclin đường uống với isotretinoin vì cả 2 đều có thể dẫn đến tăng huyết áp hộp sọ lành tính. Cần theo dõi bệnh nhân động kinh khi dùng carbamazepin vì nó làm giảm nồng độ thuốc này trong huyết tương khi dùng đồng thời với isotretinoin.
Acid salicylic và indomethacin là những thuốc có tính ái lực cao với albumin nếu chúng xuất hiện trong máu với nồng độ cao sẽ làm giảm isotretinoin liên kết với protein dẫn đến tăng nồng độ thuốc ở dạng tự do.
Bạn nên liệt kê cho bác sĩ tất cả các thuốc đường uống và thuốc bôi trên da mà bạn đang dùng để được tư vấn sử dụng các thuốc này một cách hiệu quả nhất.
Uống Acnotin khi mang thai có được không?
Isotretinoin [4] dùng cho phụ nữ có thai có khả năng gây dị tật thai nhi, quái thai. Đây được coi là tác dụng phụ tiềm ẩn nghiêm trọng nhất và được công nhận rõ ràng. Uống acnotin khi mang thai dẫn đến 50% trường hợp mang thai bị sảy thai tự nhiên và một nửa trong số còn lại trẻ sinh ra bị dị tật tim mạch hoặc xương.
Thuốc Acnotin không được sử dụng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và dự định có em bé. Bệnh nhân cần được thăm khám, xét nghiệm để đảm bảo chắc chắn không mang thai 2 tuần trước khi điều trị với Isotretinoin.
Các biện pháp tránh thai cần được thực hiện liên tục và đảm bảo nếu như bạn có xảy ra quan hệ trong vòng 1 tháng trước điều trị, trong quá trình điều trị và 1 tháng sau khi ngưng sử dụng thuốc.
Nếu như trong quá trình điều trị mà bệnh nhân phát hiện mình mang thai cần dừng thuốc và báo ngay cho cho bác sĩ được xử trí đúng cách.
Uống Acnotin bao lâu thì hết mụn?
Hầu hết bệnh nhân dùng Acnotin đường uống sẽ hết mụn sau 4 đến 6 tháng điều trị tùy thuộc vào liều lượng sử dụng và thể trạng mỗi bệnh nhân. Nên ngưng điều trị với thuốc trong vòng 2 tháng trước khi tái sử dụng.
Ở Việt Nam do thể trạng, cân nặng cũng như chức năng gan, thận khác so với người châu Âu cho nên không thể dùng phác đồ kéo dài và liều lượng cao như họ. Điều này có thể dẫn đến dùng thuốc không đủ liều và là nguyên nhân mụn tái phát trở lại. Tuy nhiên nếu dùng đủ liều như phác đồ điều trị của người phương Tây thì sẽ dẫn đến tác dụng phụ là tăng men gan và mỡ máu rõ rệt.
Một nguyên nhân nữa khiến mụn tái phát trở lại là thuốc có hiệu quả cải thiện mụn nhanh chóng nên người bệnh chủ quan, bỏ thuốc và không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Vì vậy để việc điều trị với thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất và giảm tỷ lệ tái phát bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn mà bác sĩ da liễu đưa ra bao gồm cả việc sử dụng thuốc và những biện pháp skincare cần thiết.
Acnotin review từ người dùng trên webtretho
Dưới đây là một số review từ người dùng về thuốc Acnotin trị mụn được trích từ diễn đàn Webtretho:
Lưu ý khi sử dụng
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Acnotin để điều trị mụn trứng cá:
- Nên kiểm tra men gan và lipid trước khi điều trị và 1 tháng sau khi sử dụng liều lượng tối đa.
- Cần tránh tất cả các hình thức lột da và triệt lông bằng hóa chất và vật lý trong thời gian điều trị và trong 6 tháng sau đó.
- Trong thời gian điều trị với thuốc Acnotin bệnh nhân cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và tia tử ngoại.
- Một số tác dụng phụ như khô mắt, mờ giác mạc, nhìn mờ sẽ hết khi ngưng dùng thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa khi thấy xuất hiện các biểu hiện trên. Nên sử dụng kính thường thay vì kính áp tròng trong thời gian điều trị với Acnotin.
- Cần thận trọng và thường xuyên kiểm tra các thông số cận lâm sàng với những bệnh nhân trong nhóm nguy cơ cao mắc các bệnh như: Đái tháo đường, béo phì, nghiện rượu, rối loạn chuyển hóa lipid.
- Đã xuất hiện những ca trầm cảm và rối loạn ứng xử, hay tự tử khi bệnh nhân sử dụng thuốc Acnotin để điều trị.
- Khi bắt đầu điều trị với Acnotin bệnh nhân nên kết hợp sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm lành tính để tránh tình trạng khô da, khô môi.
- Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn và liệu trình sử dụng thuốc mà các bác sĩ đưa ra để đảm bảo việc điều trị hiệu quả và hạn chế tối đa mụn tái phát trở lại sau khi ngưng dùng thuốc.
Tài liệu tham khảo
↑1 | Thông tin thuốc tra tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành dược – Bộ Y tế. Tra cứu ngày: 21/07/2021 |
---|---|
↑2 | Tác dụng của Isotretinoin tra cứu tại PubMed: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32164966/. Tra cứu ngày: 21/07/2021 |
↑3 | Tác dụng phụ của Acnotin tra tại Heathline: https://www.healthline.com/health/accutane-side-effects-on-the-body#Central-Nervous-System. Tra cứu ngày 21/07/2021 |
↑4 | Khả năng gây dị tật thai nhi của Isotretinoin tra cứu tại PubMed: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31837244/. Ngày tra cứu: 21/07/2021 |