Thuốc Mibeserc 16mg là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?
Hội chứng Meniere là một bệnh rối loạn ở tai và thường gây ra các cơn chóng mặt tự phát với cảm giác xoay tròn, có thể kèm theo ù tai hoặc cảm giác đầy tai. Đây là bệnh mãn tính nhưng hiện nay đã có nhiều biện pháp điều trị để làm giảm những ảnh hưởng của bệnh tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Mibeserc 16mg được dùng để điều trị bệnh Meniere. Vậy Mibeserc 16mg là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của AMA Medical Việt Nam để tìm hiểu về thông tin thuốc.
Mibeserc 16mg là thuốc gì?
Mibeserc 16mg [1] là một loại thuốc được dùng để điều trị bệnh Meniere. Loại bệnh này có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ và ở nhiều bệnh nhân, bệnh Meniere thường chỉ xảy ra ở một bên tai. Những triệu chứng điển hình của bệnh Meniere bao gồm chóng mặt, điếc (mất thính lực), ù tai (tiếng kêu trong tai) và cảm giác bị đầy tai.
Mibeserc là một sản phẩm của Việt Nam, được sản xuất và đăng ký bởi Công ty TNHH Liên doanh HASAN – DERMAPHARM, có địa chỉ tại Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Số đăng ký: VD-30847-18
Thuốc được bào chế ở cả dạng viên nén trần và viên nén bao phim. Có hai loại hàm lượng là 16mg và 24mg để phù hợp với từng liều dùng của người bệnh.
Đóng gói: Hộp chứa 3 vỉ, hộp 5 vỉ hoặc hộp 10 vỉ, mỗi vỉ gồm 20 viên.
Mibeserc 16mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Giá thuốc Mibeserc là 84.000 VNĐ/ Hộp 3 vỉ x 20 viên. Giữa các điểm bán khác nhau có thể chênh lệch nhẹ về giá bán. Để mua thuốc chính hãng với giá cả hợp lý nhất, bạn hãy lựa chọn cơ sở kinh doanh uy tín.
Thuốc Mibeserc hiện được bán tại Nhà thuốc Việt Pháp 1. Khi mang theo đơn bác sĩ đã kê, bạn có thể mua thuốc tại địa chỉ: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ). Hãy liên hệ đến số điện thoại 0962.260.002 để được giải đáp nếu bạn còn thắc mắc về cách mua hàng hoặc thông tin thuốc.
Thành phần
Mỗi viên nén Mibeserc có chứa thành phần chính là Betahistin dihydroclorid với hàm lượng 16mg.
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 viên nén bao gồm Manitol, Cellulose vi tinh thể 101, Povidon K30, HPMC 615, HPMC 606, PEG 6000, Crospovidon, Acid citric khan, Talc, Silic dioxyd keo khan, Acid stearic.
Thuốc Mibeserc có tác dụng gì?
Cơ chế tác dụng của Betahistin chưa được hiểu rõ hoàn toàn, tuy nhiên dựa trên các nghiên cứu trên động vật kết hợp với các dữ liệu trên người, có một số giả thuyết được đưa liên quan đến việc điều trị bệnh Meniere bằng Betahistin [2] như sau:
- Betahistin tác động lên hệ thống thụ thể histamin
Betahistin hoạt động như một chất chủ vận một phần trên thụ thể histamin H1 và là chất đối kháng với thụ thể histamin H3. Betahistin ngăn chặn các thụ thể H3 trước synap, từ đó làm tăng giải phóng histamin.
Hoạt chất này có thể làm tăng lưu lượng máu đến vùng ốc tai và toàn não bộ. Tuần hoàn máu ở vận mạch của tai được cải thiện có thể là do quá trình giãn cơ vòng tiền mao mạch của hệ thống mao mạch ở tai trong.
- Betahistin tạo điều kiện bù trừ tiền đình
Betahistin tạo điều kiện, thúc đẩy bù trừ tiền đình. Do đó nó giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi tiền đình sau khi cắt dây thần kinh một bên ở động vật.
- Betahistin làm thay đổi quá trình phát tín hiệu thần kinh trong nhân tiền đình
Nhờ tác dụng này, Betahistin có thể cải thiện về mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện các cơn chóng mặt ở bệnh nhân mắc hội chứng Meniere.
Mibeserc có hiệu quả không?
Trong những năm gần đây, người ta đã chứng minh được hiệu quả của Betahistin [3] trong điều trị hội chứng Meniere trong các nghiên cứu mù đôi, ngẫu nhiên. Betahistin có thể làm giảm số lần, cường độ chóng mặt và từ đó dẫn đến cải thiện triệu chứng ở những bệnh nhân mắc bệnh Meniere, tuy nhiên độ chắc chắn của bằng chứng vẫn khá thấp.
Betahistin có liên quan đến tác dụng có lợi của histamin nhưng nó không giống như histamin, nó không gây nhức đầu, đỏ bừng, mờ mắt, nôn mửa hay an thần. Do vậy những bệnh nhân có bệnh Meniere được sử dụng Betahistin có thể duy trì được cuộc sống bình thường mà không sợ bị ngã hay gãy xương, đặc biệt là nó không gây trở ngại cho việc phục hồi chức năng tiền đình.
Hiệu quả của Betasistin cũng đã được xác nhận ở nghiên cứu tự nhiên mở. Trong một nghiên cứu khác cũng cho thấy các triệu chứng biến mất hoặc cải thiện trong các bệnh nhân mắc bệnh Meniere trong thời gian ít nhất 3 tháng được điều trị bằng Betahistin 16mg x 3 lần/ngày.
Khi sử dụng Betahistin cũng hiếm khi xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng, chỉ thường gặp các phản ứng nhẹ như đau đầu, buồn nôn. Betahistin cũng khá an toàn bởi thuốc đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ và trên hàng chục triệu bệnh nhân mà không xuất hiện các tác dụng phụ đáng kể.
Tuy vậy, việc sử dụng thuốc Mibeserc 16mg vẫn nên cần được thận trọng và cần phải có sự hướng dẫn từ bác sĩ.
Chỉ định của Mibeserc
Mibeserc được dùng trong điều trị hội chứng Meniere, hội chứng mà bao gồm các triệu chứng có thể gặp như chóng mặt, mất thính lực, ù tai và buồn nôn.
Cách dùng và liều dùng
Cách dùng
Uống thuốc cùng với một lượng nước vừa đủ. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn.
Liều dùng
- Với người lớn: Liều dùng có thể được điều chỉnh để phù hợp với từng tình trạng của người bệnh.
Khởi đầu điều trị, bệnh nhân chỉ nên dùng với liều 8-16mg/lần và dùng 3 lần/ngày, tốt nhất là uống trong bữa ăn.
Sau đó, bệnh nhân có thể được dùng với liều duy trì là 24-48mg/ngày. Không được dùng quá liều tối đa là 48mg/ngày.
Hiệu quả của thuốc đôi khi chỉ quan sát được sau một vài tuần điều trị.
- Người cao tuổi (>65 tuổi): Không cần hiệu chỉnh liều trên các đối tượng này, dùng liều giống với liều của người lớn.
- Trẻ em: Do thiếu dữ liệu về hiệu quả cũng như tính an toàn của Betahistin trên trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, do đó không dùng Mibeserc cho các đối tượng này.
- Bệnh nhân suy gan, suy thận: Không cần hiệu chỉnh liều trên các đối tượng này.
Xử trí khi quá liều, quên liều thuốc Mibeserc 16mg
Quá liều
Khi sử dụng quá liều Mibeserc, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Khi đi nhớ mang theo bao bì của thuốc đã uống quá liều để các nhân viên y tế có thể đưa có các biện pháp xử trí chính xác.
Thông thường, khi các bệnh nhân sử dụng liều lên đến 640mg có thể gặp một số triệu chứng nhẹ đến trung bình như buồn ngủ, đau bụng, buồn nôn. Đôi khi, cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như nôn mửa, khó tiêu, mất điều hòa hoặc thậm chí là co giật. Các biến chứng nghiêm trọng như biến chứng tim, phổi đã được quan sát thấy ở những bệnh nhân cố ý dùng quá liều Betahistin, nhất là khi quá liều cả các loại thuốc khác.
Trong trường hợp quá liều, không có thuốc giải độc đặc hiệu. Rửa dạ dày và điều trị các triệu chứng xuất hiện khi quá liều trong vòng 1 giờ sau khi uống nên được thực hiện.
Quên liều
Nếu bệnh nhân lỡ quên một liều, hãy bỏ qua liều đã quên và đợi đến liều tiếp theo. Tuyệt đối không được dùng gấp đôi điều đã quên.
Hãy cố gắng đặc báo thức hoặc nhắc nhở để uống thuốc đúng giờ, tránh trường hợp quên thuốc thường xuyên, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Chống chỉ định
Không dùng Mibeserc cho các đối tượng sau:
- Bệnh nhân quá mẫn với Betahistin hoặc bất cứ thành phần tá dược nào có trong thuốc.
- Bệnh nhân bị u thực bào.
Tác dụng phụ của Mibeserc 16mg
Cũng giống với bất kỳ các thuốc nào khác, Mibeserc cũng gây ra một số tác dụng không mong muốn cho người dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp phải các triệu chứng này.
Tác dụng phụ thường gặp nhất là trên hệ thần kinh gây đau đầu và trên hệ tiêu hóa. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu, cũng có thể gây nôn mửa hoặc căng phồng bụng. Để giảm được các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, người bệnh nên sử dụng trong bữa ăn và dùng với liều thấp nhất có hiệu quả.
Ngoài ra cũng có thể gặp một số triệu chứng với tần suất ít gặp hơn như phản ứng quá mẫn dưới da, nổi mày đay, ngứa, phát ban. Với những trường hợp này, ngừng ngay thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ.
Mibeserc có dùng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú không?
Phụ nữ có thai
Các nghiên cứu về Betahistin trên động vật không chỉ ra các tác động có hại trực tiếp hoặc gián tiếp trên khả năng sinh sản. Tuy nhiên, các dữ liệu về việc sử dụng Betahistin trên phụ nữ có thai vẫn còn hạn chế. Do đó, để đảm bảo an toàn, không nên dùng Mibeserc cho phụ nữ có thai.
Phụ nữ cho con bú
Betahistin được bài tiết qua sữa chuột nhưng không biết là nó có được bài tiết qua sữa mẹ hay không. Do đó, không nên sử dụng Mibeserc cho phụ nữ cho con bú.
Ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Betahistin được chỉ định để điều trị các triệu chứng chóng mặt, ù tai, mất thính lực của hội chứng Meniere, mà các triệu chứng này ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Do đó, thuốc Mibeserc 16mg không có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Tương tác thuốc
Chưa ghi nhận được các trường hợp tương tác thuốc nào nguy hiểm khi sử dụng Betahistin khi dùng đồng thời cùng các thuốc hay các sản phẩm khác, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu tương tác in-vivo nào được thực hiện.
Đã ghi nhận 1 báo cáo về tương tác với ethanol và một hợp chất chứa pyrimethamin với dapson và một hợp chất khác của Betahistin với salbutamol.
Các dữ liệu trong in-vitro cho thấy sự chuyển hóa Betahistin bị ức chế khi sử dụng đồng thời cùng các thuốc ức chế monoamine-oxidase (IMAO) như Selegiline, do đó cần sử dụng thận trọng khi sử dụng 2 thuốc này cùng với nhau.
Betahistin là một chất tương tự Histamin, do đó việc sử dụng các chất đối kháng histamin H1 có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nào chứa Betahistin, hãy thông báo cho bác sĩ biết các thuốc bạn đang dùng để tránh được những bất lợi có thể xảy ra.
Cần lưu ý gì khi sử dụng Mibeserc
- Cần điều trị thận trọng cho những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị loét dạ dày tá tràng, vì bệnh nhân sử dụng Mibeserc có thể gặp các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa gây khó tiêu.
- Những bệnh nhân hen phế quản cần được theo dõi thận trọng trong quá trình sử dụng Mibeserc.
- Những bệnh nhân thường bị mày đay, mẩn ngứa hay bị viêm mũi dị ứng thì nên được kê đơn thận trọng vì Betahistin có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này.
- Cần thận trọng khi sử dụng thuốc trên những bệnh nhân bị hạ huyết áp nặng.
Bài viết đã cung cấp đến bạn thông tin tham khảo về thuốc Mibeserc 16mg. Khi dùng thuốc, bạn hãy tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Tài liệu tham khảo
↑1 | Thông tin thuốc tra tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành dược – Bộ Y tế: https://drugbank.vn/thuoc/Mibeserc-16-mg&VD-30847-18. Ngày truy cập: 08/01/2022 |
---|---|
↑2 | Dược lực học của Betahistin, theo EMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/7053/smpc. Ngày truy cập: 08/01/2022 |
↑3 | Betahistine in the treatment of Ménière’s disease, theo NCBI: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2655085/. Ngày truy cập: 08/01/2022 |