Bà bầu vừa đẻ xong nên ăn gì và kiêng những gì để tốt sữa, giảm cân?

Bà bầu vừa đẻ xong nên ăn gì?

Bà bầu vừa đẻ xong nên ăn gì và kiêng những gì để tốt sữa, giảm cân?

Bà bầu vừa đẻ xong nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sau sinh rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng tới sữa mẹ, sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó việc có một chế độ dinh dưỡng tốt, lành mạnh, đầy đủ chất là vấn đề thiết yếu đối với các bà mẹ mới sinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết mẹ vừa sinh xong nên bổ sung những thực phẩm nào cho tốt và tránh những thực phẩm nào. Do đó, câu hỏi được đặt ra là bà bầu vừa đẻ xong nên ăn gì và nên kiêng những gì? Hãy cùng AMA Medical Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết này.

Mẹ bầu sau sinh có nhu cầu dinh dưỡng như thế nào?

Nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu cao hơn so với người bình thường
Nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu cao hơn so với người bình thường

Chăm sóc phụ nữ sau sinh luôn là một vấn đề hết sức quan trọng đối với người nhà và chính bản thân mẹ bầu. Thế nhưng nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu sau sinh như thế nào thì không phải ai biết rõ.

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi ngày, các mẹ sau khi sinh cần bổ sung thêm cho cơ thể khoảng 500kcal so với bình thường. Bên cạnh đó là việc bổ sung thêm nhiều protein, calci, dưỡng chất, khoáng chất thiết yếu để cơ thể khỏe mạnh và sản xuất sữa mẹ bổ dưỡng cho bé. Trong đó:

  • Chất đạm – Protein: Theo như khuyến cáo của Viện dinh dưỡng, nhu cầu về protein cho mẹ bầu sau sinh trong 6 tháng đầu là 79 gam/ ngày và trong 6 tháng tiếp theo là 73gam/ ngày.
  • Chất béo – Lipid: Lượng chất béo được đưa vào cơ thể mẹ cần phải cung cấp được từ 20 đến 30% năng lượng khẩu phần. 
  • Vitamin và khoáng chất: Nhu cầu về vitamin và khoáng chất cũng rất quan trọng với phụ nữ đang cho con bú và cần được bổ sung thêm như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin D,.. các loại khoáng chất cần thiết như Calci, Kẽm, Sắt,..
  • Nước: Để sản xuất và cung cấp đủ sữa cho bé, các mẹ cần phải uống đủ lượng nước cần thiết. Theo viện dinh dưỡng Quốc gia trung bình một ngày, mẹ nên uống khoảng từ 2,0 đến 2,5 tương đương với 12 đến 15 cốc nước.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu sau sinh [1], theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia như sau:

Đường: < 5 đơn vị

Muối: < 5 gam

1 đơn vị = Đường 5g = Kẹo lạc 8g = Mật ong 6g

5 g = Muối 5g = Bột canh 8g = Hạt nêm 11g = Nước mắm 25g = Xì dầu 35g

Dầu mỡ: 7 đơn vị

1 đơn vị = Dầu 5g = Mỡ 5g = Bơ 6g

Sữa: 6,5 đơn vị

1 đơn vị = Sữa nước 100ml = Sữa chua 100g = Pho-mát 15g

Thịt/ Thủy sản/ Trứng, Đậu, Đỗ: 7 đơn vị

1 đơn vị = Thịt lợn 31g = Thịt gà 42g = Trứng gà 47g = Cá 35g = Tôm 30g = Đậu phụ 58g

Rau: 4 đơn vị

Quả: 4 đơn vị

1 đơn vị = 80g

Ngũ cốc: 14,5 đơn vị

1 đơn vị = Cơm tẻ 55g = Bánh mì 37g = Khoai tây 95g = Khoai lang 84g

2 đơn vị = Cơm tẻ 110g = Bánh phở 120g = Ngô 120g = Bánh mì 74g

Nước: 11 đơn vị 

1 đơn vị = 200ml nước

Chế độ ăn uống sau sinh ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé?

Sữa mẹ ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống
Sữa mẹ ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống

Như đã biết, sữa mẹ [2] là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Sữa mẹ có sự kết hợp gần như hoàn hảo giữa vitamin, protein và chất béo mà trẻ cần để phát triển. Đồng thời, trong sữa mẹ còn chứa các kháng thể giúp bé chống lại virus và vi khuẩn, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng, ít bị nhiễm trùng tai, bệnh hô hấp và tiêu chảy hơn.

Do đó, việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu được Tổ chức Y tế Thế giới-WHO khuyến cáo.

Tuy nhiên, chế độ ăn uống và dinh dưỡng của mẹ sau sinh có những ảnh hưởng nhất định tới sữa mẹ về cả chất và lượng. Một số loại vitamin và khoáng chất nếu bị thiếu trong chế độ ăn của mẹ thì chúng cũng bị thiếu trong sữa mẹ. Từ đó, trẻ cũng bị thiếu những loại vitamin và khoáng chất này dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và sự phát toàn diện của trẻ. 

Một ví dụ cụ thể cho sự ảnh hưởng của chế độ ăn uống sau sinh của mẹ lên trẻ là việc mẹ không bổ sung thêm vitamin A sau sinh theo khuyến nghị. Khi đó sữa mẹ cũng thiếu hụt loại vitamin này, dẫn đến trẻ cũng sẽ bị thiếu hụt và có thể gây một loạt hậu quả nghiêm trọng cho bé như kém phát triển, chậm lớn, còi cọc, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa…

Còn đối với mẹ bầu, khi có một chế độ ăn không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, sẽ khiến mẹ bị thiếu chất, sức khỏe không đảm bảo để chăm sóc trẻ tốt nhất. Ngoài ra, chế độ ăn không tốt sẽ khiến mẹ có thể mắc các bệnh về hậu sản như nhiễm khuẩn, băng huyết, bế sản dịch…

Do đó, một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp mẹ có sức khỏe tốt, kiểm soát cân nặng cùng một nguồn sữa mẹ đầy đủ dinh dưỡng cho bé. 

Bà bầu vừa đẻ xong nên ăn gì?

Vậy bà bầu vừa đẻ xong nên ăn gì?
Vậy bà bầu vừa đẻ xong nên ăn gì?

Trong một bữa ăn, mẹ bầu cần phải chú ý đến chất lượng, dưỡng chất của các thực phẩm [3] được lựa chọn và lượng kcal mà chúng đem lại để đảm bảo chất dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ. Vậy cần lựa chọn những thực phẩm như nào để phù hợp với mẹ sau sinh, bà bầu vừa đẻ xong nên ăn gì?

Cá hồi

Trong cá hồi chứa một loại chất béo gọi là DHA- đây là dưỡng chất rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh của bé. Sữa mẹ cũng có chứa DHA nhưng việc sử dụng các thực phẩm như cá hồi sẽ giúp hàm lượng DHA trong sữa mẹ cao hơn.

DHA trong cá hồi cũng có thể giúp ích cho tâm trạng và góp phần ngăn ngừa trầm cảm sau sinh cho mẹ bầu. Lượng cá hồi được FDA khuyến cáo cho phụ nữ cho con bú là 340g/tuần.

Súp gà

Súp là là chính là một món ăn lành mạnh, nhẹ nhàng cho phụ nữ sau sinh

Món súp gà sẽ giúp các mẹ lợi sữa và duy trì sức khỏe sau sinh. Bên cạnh đó, nó còn bổ sung nước, điện giải và giúp các mẹ dễ dàng trở lại ăn uống bình thường sau sinh con.

Thịt bò nạc

Thịt bò được chuyên gia khuyên dùng cho các bà mẹ sau sinh
Thịt bò được chuyên gia khuyên dùng cho các bà mẹ sau sinh

Sắt là một nguyên tố vi lượng thiết yếu của cơ thể, tham gia vào quá trình hình thành hemoglobin. Khi cơ thể mẹ bị thiếu sắt sẽ không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho trẻ dẫn đến tình trạng bị thiếu máu ở trẻ. Do đó việc bổ sung sắt cho mẹ bầu là hết sức cần thiết.

Thịt bò nạc chính là nguồn thực phẩm giàu sắt, tốt cho cả mẹ và bé. Đồng thời còn cung cấp thêm protein và vitamin B12, giúp thịt bò nạc trở thành thực phẩm được khuyên dùng cho các mẹ sau sinh.

Trứng

Trứng chính là nguồn cung cấp protein thiết yếu cho cơ thể của mẹ, ngoài ra nó còn bổ sung thêm chất béo Omega-3 tăng cường trí não. Nghiên cứu đã tìm thấy một sự liên kết giữa mức omega-3 thấp và chứng trầm cảm sau sinh và việc bổ sung đó có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Bên cạnh đó, trứng cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin có thể hỗ trợ các mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh.

Thịt các loại cá và hải sản ít thủy ngân

Theo quan niệm ngày xưa, phụ nữ sau sinh nên tránh ăn các loại thực phẩm tanh, cần phải kiêng. Nhưng theo khuyến cáo của các bác sĩ, thì việc sử dụng cá và các loại hải sản cho mẹ là hoàn toàn bình thường. Các mẹ có thể kiêng trong 1,2 tuần đầu tại loại thực phẩm này có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn thịt từ động vật và trứng. Sau đó các mẹ có thể sử dụng bình thường để đảm bảo cung cấp đủ lượng dinh dưỡng.

Phụ nữ đang cho con bú nên tiêu thụ từ 227g đến 340g cá mỗi tuần. Các mẹ nên chọn các loại ít thủy ngân và nhiều axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA), chẳng hạn như cá hồi, cá cơm, cá mòi,… 

Các loại rau 

Bà bầu không thể thiếu chất xơ từ rau củ quả
Bà bầu không thể thiếu chất xơ từ rau củ quả

Mẹ sau sinh cần bổ sung nguồn chất xơ từ các loại rau để có thể đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa lại không lo tăng cân. Ngoài ra, việc bổ sung chất xơ từ các loại rau cũng có thể giúp mẹ có nhiều sữa và phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.

Các loại rau được dùng cho mẹ bầu bao gồm rau lá xanh, ớt chuông, bông cải xanh, bơ, cà rốt, cải xoăn, khoai lang, cà chua, cần tây, bắp cải và cà rốt.

Choline

Choline là chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ, đóng một vai trò trong sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ sơ sinh. 

Do đó, phụ nữ cho con bú cần bổ sung nhiều hơn loại dưỡng chất này, khoảng 550 miligam mỗi ngày, để cung cấp cho mẹ và đáp ứng nhu cầu của em bé.

Các nguồn thực phẩm chứa choline bao gồm thịt, gia cầm, cá, sữa, trứng, rau họ cải, một số loại đậu, quả hạch, hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Quả óc chó

Hạt óc chó đem lại lợi ích gì cho sức khỏe của mẹ?
Hạt óc chó đem lại lợi ích gì cho sức khỏe của mẹ?

Quả óc chó là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, protein, axit béo omega-3 tuyệt vời cho mẹ bầu rất tốt cho tim và não. Đồng thời, nó còn giúp các mẹ bồi bổ sức khỏe sau sinh.

 Do đó, đây là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để bà mẹ mới sinh con nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình.

Trái cây

Việc bổ sung các loại vitamin, khoáng chất từ các trái cây khác nhau cho mẹ sau sinh là rất bổ ích. Trái cây không chỉ giúp cung cấp nguồn dưỡng chất tự nhiên mà còn giúp các mẹ giữ gìn vóc dáng.

Trái cây

Công dụng

Chuối

Chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất tốt cho tiêu hóa

Táo 

Chứa nhiều khoáng chất, kali, phospho,..cùng các chất béo, cholesterol.

Na

Cung cấp vitamin B6, C tăng cường sức đề kháng

Kích thích sản xuất sữa mẹ và chống oxy hóa tốt

Đu đủ

Chứa nhiều khoáng chất và khoáng chất… giúp nhuận tràng, hệ tiêu hóa tốt hơn, bổ máu,..

Cam ngọt

Cung cấp vitamin C, khoáng chất tăng sức đề kháng

Hồng xiêm 

Kích thích sản xuất sữa

Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh các loại trái cây có vị chua, gây mất sữa.

Ngũ cốc nguyên hạt

Sau một đêm mất ngủ nữa, một trong những thực phẩm tốt nhất để tăng cường năng lượng cho các bà mẹ mới sinh vào buổi sáng là bữa sáng lành mạnh với ngũ cốc nguyên hạt. Nhiều loại ngũ cốc lạnh được bổ sung các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết để giúp bạn đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Chuẩn bị bữa sáng lành mạnh và nóng hổi bằng cách khuấy quả việt quất và sữa tách béo thành một suất bột yến mạch thơm ngon.

Bột yến mạch

Bột yến mạch có chứa nhiều chất xơ và protein, vì vậy nó sẽ giúp các mẹ no lâu và tránh táo bón sau sinh. Đồng thời, yến mạch cũng được cho là có khả năng giúp sản xuất sữa nếu bạn đang cho con bú.

Sữa ít béo hoặc không có chất béo

Nên bổ sung calci qua các loại sữa ít béo
Nên bổ sung calci qua các loại sữa ít béo

Calci là một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển hệ xương của trẻ theo khuyến nghị, một ngày khẩu phần ăn của mẹ nên cung cấp đủ 1300mg. Trong các sản phẩm sữa ít béo và sữa không có chất béo có hàm lượng calci rất cao, giúp đáp ứng được nhu cầu calci hằng ngày của mẹ, lại không gây tăng cân, béo phì. Do đó, việc sử dụng các loại sữa này sẽ rất tốt cho mẹ bầu.

Ngoài ra, các loại sữa này còn chứa vitamin D và protein giúp xương chắc khỏe hơn, tốt cho cả mẹ và bé.

Nước 

Để cung cấp lượng sữa đầy đủ cho bé, mẹ cần phải bổ sung đủ nước cho cơ thể dù mẹ có đang cho con bú hay không. Mẹ cần uống từ 8 đến 10 cốc mỗi ngày, cộng với nước từ các nguồn khác như trái cây và rau, để giúp mẹ không bị mất nước.

Ngay cả khi bé đã chuyển sang dùng sữa công thức, mẹ vẫn cần khoảng 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày như một phần của quá trình hồi phục sau khi sinh và sức khỏe tổng thể.

Xem thêm về sữa dinh dưỡng cho mẹ bầu: Sữa non Natrumax Mama có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Mẹ bầu sau sinh nên kiêng những gì để tránh bệnh hậu sản?

Bệnh hậu sản sau sinh là gì? Bệnh hậu sản là những bệnh xuất hiện trong khoảng thời gian 6 tuần sau khi sinh , khi cơ thể phụ nữ còn rất yếu do quá trình mang thai và sinh nở. Nếu mẹ không được chăm sóc cơ thể kỹ lượng có thể mắc các bệnh hậu sản như: băng huyết, xuất huyết muộn, bế sản dịch, sản giật, nhiễm khuẩn sau sinh, trầm cảm,…

Bệnh hậu sản sau sinh rất nguy hiểm và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong không chỉ cho mẹ mà cho cả bé. Vậy mẹ bầu sau sinh nên kiêng những gì để tránh nguy cơ mắc các bệnh hậu sản?

Rượu

Rượu là đồ uống không được khuyến khích
Rượu là đồ uống không được khuyến khích

Việc sử dụng rượu trong thời kỳ hậu sản, cũng là một vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau về mức độ an toàn cho em bé và mẹ.

Sau khi mẹ uống rượu, hàm lượng rượu được phát hiện có trong sữa mẹ, tuy nhiên chỉ có một lượng rượu rất thấp trong máu của người mẹ đi vào dòng máu của em bé thông qua sữa mẹ.

Mặc dù vậy, trong quá trình cho con bú, các mẹ nên tránh sử dụng rượu để không gây ảnh hưởng đến bé cũng như những tác hại của rượu lên cơ thể của mẹ, trong đó có khả năng sản xuất sữa mẹ.

Một số loại cá chứa nhiều thủy ngân 

Thủy ngân là một chất khi hàm lượng của chúng trong cơ thể quá nhiều sẽ gây ngộ độc, đặc biệt nguy hiểm với cả mẹ và bé. Đặc biệt, trẻ nhỏ có thể bị thương tật thần kinh vĩnh viễn, làm trẻ chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ,..

Việc bổ sung các dưỡng chất từ cá cho cho mẹ là cần thiết, tuy nhiên không nên sử dụng các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá mập, cá thu và cá ngòi. Lượng thủy ngân trong các loại cá này có thể gây hại cho bé, vì vậy hãy tránh chúng. 

Các thức ăn dễ bị ôi thiu

Mẹ sau sinh không nên dùng các thức ăn dễ bị ôi thiu hay nghi ngờ bị ôi thiu vì chúng dễ gây độc cho mẹ trong quá trình sử dụng.

Cafein

Cafein là chất kích thích gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, tinh thần
Cafein là chất kích thích gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, tinh thần

Sau khi sinh em bé, việc duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất rất quan trọng với các bà mẹ. Do đó việc sử dụng cafein cho mẹ trong giai đoạn này cũng cần được tránh.

Khi uống hơn 3 tách cà phê hoặc soda mỗi ngày, các mẹ có thể bị mất giấc ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính khí của trẻ có thể trở nên cáu kỉnh hơn.

Các thức ăn chứa nhiều gia vị

Các loại thức ăn chứa nhiều gia vị như hành, tỏi, ớt cũng cần tránh sử dụng cho phụ nữ sau sinh, do những tác động không tốt đến chất lượng sữa mẹ. Đặc biệt là những thực phẩm cay, bởi vì chúng còn có thể gây hại cho đường ruột của cả mẹ và bé, dễ gây táo bón.

Một số thực phẩm gây mất sữa

Các loại thực phẩm như măng, lá lốt, mướp đắng, bắp cải, rau cần tây, lá bạc hà, mì tôm, lá lốt, lá dâu tằm… nếu không được sử dụng cẩn thận sẽ gây tình trạng mất sữa đột ngột hoặc giảm khả năng tiết sữa của mẹ. Do đó, trong thực đơn hằng ngày các mẹ cần lưu ý.

Bài viết trên đây là những thông tin về các loại thực phẩm nên bổ sung cũng như các loại thực phẩm cần tránh sử dụng cho phụ nữ sau sinh. Hy vọng bài viết này đã đem đến những thông tin bổ ích cho mẹ bầu và người thân trong gia đình, giúp các mẹ trả lời câu hỏi vừa đẻ xong nên ăn gì để có một chế độ dinh dưỡng tốt nhất. 

Tìm hiểu thêm về thực phẩm bổ sung đủ dưỡng chất cho mẹ bầu: Bộ sản phẩm Aplicaps cho bà bầu có tốt không? Giá bán? Mua ở đâu?
4.9/5 - (10 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1Chế độ dinh dưỡng khoa học cho mẹ bầu, theo Viện Dinh Dưỡng: http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc/che-do-dinh-duong-ba-me-dang-nuoi-con-bu.html. Ngày truy cập: 25/01/2022
2Benefits of Breastfeeding for the Baby, theo WebMD: https://www.webmd.com/parenting/baby/nursing-basics. Ngày truy cập: 25/01/2022
312 Super-Foods for New Moms, theo WebMD: https://www.webmd.com/parenting/baby/breast-feeding-diet. Ngày truy cập: 25/01/2022
Cập nhật: 02:35 - 25/01/2022

2 bình luận về “Bà bầu vừa đẻ xong nên ăn gì và kiêng những gì để tốt sữa, giảm cân?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới