Bà bầu bị cảm cúm có nên xông lá không? Các phương pháp giải cảm
Phụ nữ khi mang thai sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc cảm cúm và nguy hiểm hơn người bình thường. Nhiều mẹ bầu đã tìm đến các phương pháp dân gian như là xông. Vậy bà bầu bị cảm cúm có nên xông? là câu hỏi gây khúc mắc nhiều cho các mẹ. Để trả lời cho câu hỏi này, các bạn hãy đọc bài viết sau.
Bà bầu có được xông giải cảm không?
Bà bầu được khuyến khích là không nên xông để giải cảm, đặc biệt là hình thức xông hơi toàn thân vì có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi.
Xông hơi là một phương pháp dành cho những người bị cảm cúm, họ sẽ dùng một tấm vải hay chăn trùm kín cả toàn thân cùng với một nồi nước nóng chứa các chất có khả năng giải cảm hoặc đơn giản chỉ là nước nóng để kích thích lỗ chân lông mở ra, mồ hôi được thoát ra ngoài. Thời lượng xông hơi trung bình là từ 5 – 10 phút.
Tuy nhiên, biện pháp này được cho là không phù hợp với bà bầu.
Bởi khi áp dụng hình thức xông hơi, thân nhiệt sẽ cao hơn rất nhiều (thường vào ngưỡng 38,3 °C) mà ở nhiệt độ này là bất lợi cho thai nhi.
Tìm hiểu thêm: Review Sữa colosbaby có tốt không? Ưu nhược điểm, có tăng cân không?
Một vài nguy hiểm có thể xảy ra khi mẹ bầu xông giải cảm:
- Nếu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu mà xông làm thân nhiệt tăng bất thường thì sẽ gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ. Xác suất này sẽ giảm đi vào những tháng sau của thai kỳ nhưng vẫn tiềm ẩn dị tật bẩm sinh như: Dị dạng, gù vẹo cột sống, xương khớp bị ảnh hưởng xấu. Điều này đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra.
- Mặt khác, khi xông như vậy cần phải kín thì khi đó hơi nóng tỏa ra tác động lên huyết áp của mẹ, dẫn tới việc cung cấp oxy cho bé bị ảnh hưởng không tốt.
- Nếu xông hơi trong thời gian dài hay quá nóng thì có thể nguy hiểm, đe dọa đến mẹ bầu: Ngạt thở, chóng mặt.
Lỡ xông hơi khi mang thai
Nếu lỡ xông hơi khi đang mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám thai để kiểm tra sự phát triển của thai nhi để xem có phát triển bình thường không, có vấn đề gì không.
Bà bầu có được xông hơi mặt không?
Xông hơi mặt là điều “cấm kỵ” với các mẹ bầu, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu.
Bởi giai đoạn này là giai đoạn nhạy cảm của các mẹ bầu, dễ động thai nhất nên hết sức chú trọng ở thời điểm này. Hơn nữa, việc xông hơi mặt với nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến bé.
Ngoài ra, xông hơi quá nóng có thể làm da mặt của mẹ bầu bị khô, nhanh chóng bị lão hóa.
Vì vậy, lời khuyên cho các mẹ bầu khi chăm sóc da mặt đó là:
- Rửa sạch mặt với nước ở nhiệt độ: 32 °C.
- Khi rửa mặt, massage nhẹ nhàng.
- Ưu tiên rửa mặt bằng dưỡng chất thiên nhiên: Sữa chua, mật ong,…
- Không sử dụng mỹ phẩm chứa hóa chất.
Các phương pháp giải cảm cúm cho bà bầu
Dù không áp dụng được biện pháp xông hơi nhưng các mẹ bầu đừng lo lắng vì có những phương pháp hữu hiệu khác giúp giải cảm cúm cho mẹ bầu.
Xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu
Tỏi là bài thuốc trị cảm cúm “số 1” nằm trong các bài thuốc trị cảm cúm trong dân gian. Bài thuốc này vô cùng đơn giản và dễ dàng thực hiện.
- Bước 1: Bóc khoảng 3 – 4 nhánh tỏi và rửa sạch.
- Bước 2: Đem tỏi vào cối và giã nát.
- Bước 3: Lấy phần tỏi đã giã để vào bát hay chén để ngửi nhằm xông mũi, họng giải cảm cúm.
Tỏi là phương pháp giải cúm hiệu quả và an toàn, sử dụng được trên cả phụ nữ mang thai. Ngoài cách ngửi nói trên, bạn còn có thể cho tỏi đã giã hòa với nước để uống nhằm có được hiệu quả tốt hơn.
Nếu như bạn không phải người có khẩu vị ăn được tỏi sống thì có thể dùng tỏi đã ngâm với giấm để trị cúm mà không lo hăng hay mùi của tỏi nữa.
Chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng
Gừng cũng là một phương thuốc chữa trị cảm cúm rất tốt và an toàn trên cả đối tượng nhạy cảm là phụ nữ mang thai. Với gừng, có các bài thuốc chữa cảm cúm như:
Ngậm lát gừng tươi
Đơn giản và tiện lợi nhất chữa trị cảm cúm cho mẹ bầu là cắt 3 – 5 lát gừng tươi đã rửa sạch và cho mẹ bầu ngậm.
Mỗi ngày ngậm 3 lần, duy trì liên tục trong 3 ngày là hiệu quả.
Uống nước gừng tươi
Nguyên liệu cần có:
- Gừng tươi đã xay nhuyễn: 3 thìa cà phê
- Nước lọc: 300ml
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Cho gừng tươi đã xay cùng nước nóng vào nồi.
- Bước 2: Đun sôi khoảng 15 phút, để các tinh chất trong gừng được chiết ra hoàn toàn.
- Bước 3: Lọc bã gừng, lấy nước uống.
Lưu ý: Uống hết nước gừng trong ngày và duy trì mỗi ngày để trị dứt điểm cơn cảm cúm.
Cháo giải cảm cúm cho bà bầu
Cháo không chỉ là món ăn ngon thông thường mà còn là một “bài thuốc” dùng trong chữa cảm cúm hiệu quả.
Bạn có thể ăn cháo trắng hay cháo thịt băm nhỏ nhưng để có công dụng tốt nhất bạn cần kết hợp cháo với trứng, cháo hành tía tô.
Cháo nên được ăn vào lúc nóng để mồ hôi toát ra nhanh chóng, mẹ bầu sẽ thấy nhẹ người hơn, và cơn cảm cúm đã được cắt hẳn.
Tìm hiểu thêm: Uống giấm gạo giảm cân có thật không? Cách sử dụng giấm gạo hiệu quả tại nhà
Những cách khác giảm cảm cúm cho bà bầu
Bên cạnh những liệu pháp dân gian bởi những vị thuốc thiên nhiên, mẹ bầu còn có những cách phòng cũng như trị cảm cúm như sau:
Sử dụng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có tính sát khuẩn cực tốt. Mẹ bầu khi bị cảm cúm có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc họng, súc miệng.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý bằng cách dùng bông tai, nhúng vào nước muối và ngoáy nhẹ nhàng. Việc này vừa giúp rửa sạch đường hô hấp trên, vừa giúp mũi thông thoáng, không bị ngạt mũi.
Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C
Đây là một trong những biện pháp phòng cảm cứu cực kỳ hữu hiệu. Việc nạp vào cơ thể những thực phẩm dồi dào hàm lượng vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.
Điểm mặt những thực phẩm cung cấp giàu hàm lượng vitamin C phù hợp cho các mẹ bầu:
- Bông cải xanh: Chứa đến 89mg vitamin C.
- Dâu tây: Chứa nhiều vitamin C và hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa.
- Họ quả có múi: Cam, quýt, bưởi cung cấp lượng lớn vitamin C.
Ngủ đủ giấc, kê cao gối dưới chân
Ngủ đủ giấc giúp cơ thể người mẹ khỏe mạnh hơn để chống lại các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, giải pháp kê cao chân khi ngủ giúp mẹ bầu có tư thế thoải mái, tránh bị chuột rút để từ đó ngủ ngon và sâu giấc hơn.