Đau mỏi vai gáy là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Đau mỏi vai gáy là gì?

Đau mỏi vai gáy là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Đau mỏi vai gáy là gì?

Đau mỏi vai gáy là tình trạng rất nhiều người gặp phải nhưng họ có thể chưa biết rõ về những nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây AMA Việt Nam xin đưa ra các thông tin về bệnh đau vai gáy để các bạn cùng tham khảo.

Đau mỏi vai gáy là gì?

Cổ và vai chứa cơ, xương, dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch cũng như nhiều dây chằng và các cấu trúc hỗ trợ khác. Đau vai gáy có thể là một vấn đề với các khớp hoặc cơ ở vùng vai gáy hoặc cũng có thể do một vấn đề toàn thân khác. 

Đau vai gáy là một vấn đề phổ biến và thường là kết quả của sự căng thẳng hay bong gân. Đau vai gáy có thể từ nhẹ đến rất nặng với các biểu hiện như ngứa ran, đau nhức, cứng cơ, tê bì…

Một số người thì chỉ gặp tình trạng đau vai gáy nhẹ và không nguy hiểm nhưng cũng có một số trường hợp có thể đe dọa tính mạng vì đau vai gáy là một dấu hiệu của cơn đau tim hoặc đột quỵ, những trường hợp này cần sự trợ giúp từ cấp cứu y tế ngay lập tức.

Xem thêm: Thuốc darinol 300mg có công dụng gì? Cách dùng và những lưu ý

Nguyên nhân nào gây ra bệnh đau mỏi vai gáy?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau mỏi vai gáy nhưng nguyên nhân phổ biến nhất chính là do tổn thương các mô mềm, trong đó mô mềm bao gồm có cơ, gân và dây chằng. Tổn thương mô mềm có thể xảy ra khi gặp các chấn thương ở những khu vực này. Thoái hóa khớp cột sống cổ cũng có thể làm chèn ép các dây thần kinh và gây đau ở cả cổ và vai. Bệnh thoái hóa đĩa ở cổ cũng có thể gây đau cổ tại chỗ hoặc lan từ cổ xuống các đĩa đệm do chèn ép vào các dây thần kinh.

Nguyên nhân đau mỏi vai gáy do mô mềm, trong đó có cơ, gân và dây chằng bị tổn thương
Nguyên nhân đau mỏi vai gáy do mô mềm, trong đó có cơ, gân và dây chằng bị tổn thương

Các tình trạng bất thường liên quan đến tủy sống, tim, phổi và một số cơ quan khác trong ổ bụng cũng có thể là nguyên nhân gây đau vai gáy.

Một số nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy như sau:

  • Gãy xương đòn: Ngã trong tình trạng cánh tay duỗi thẳng ra có thể là nguyên nhân khiến cho xương đòn của bạn bị gãy. 
  • Gãy xương bả vai: Thường gặp trong các chấn thương có tác động mạnh như va chạm xe máy hoặc xe cơ giới.
  • Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là một túi nằm trên khớp giúp tạo hệ đệm cho khớp và cơ. Bao hoạt dịch có thể sưng, cứng và đau sau khi gặp chấn thương.
  • Viêm gân: Gân là những sợi bền chắc giúp gắn cơ và xương. Các gân dễ bị viêm gây đau và cứng quanh vai.
  • Vai đông cứng là tình trạng vai càng ngày càng khó cử động và đau. Những người có độ tuổi từ 46-60 và những người mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
  • Tư thế ngủ: Để cổ ở tư thế không đúng trong một thời gian dài có thể dẫn đến căng cơ và gân của cổ và vai. 
  • Chấn thương vòng bít quay: 

Vòng bít quay là một nhóm các gân giữ cánh tay trên vào xương bả vai. Các gân này có thể bị thương trong quá trình nâng vật nặng hoặc khi chơi các môn thể thao ném nhiều, hoặc sau khi chơi lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Điều này sẽ dẫn đến đau khi cử động vai do hội chứng đè lên vai và làm vai bị đông cứng. 

Lão hóa cũng có thể làm rách vòng bít quay và khi cung cấp máu giảm sẽ làm chậm khả năng sửa chữa tổn thương tự nhiên của cơ thể. Khi đó, các gai xương hình thành tại các khớp và làm hỏng các gân của vòng bít quay.

  • Đau tim và đau thắt ngực: Các cơn đau đột ngột ở ngực hoặc cánh tay có thể là dấu hiệu của cơn đau tim. Đau ở vai, cổ, lưng hoặc hàm cũng là những triệu chứng của cơn đau thắt ngực ổn định. Các cơn đau ở ngực có thể lan ra cánh tay trái, vai, cổ, lưng và hàm. Những trường hợp này cần sự hỗ trợ của cấp cứu y tế ngay lập tức.
  • Sỏi mật, bệnh túi mật, viêm dưới cơ hoành hay ung thư cũng có thể là một trong các nguyên nhân gây nên đau vai gáy.

Yếu tố nguy cơ gây đau vai gáy là gì?

Các yếu tố nguy cơ gây đau vai gáy bao gồm nâng các vật nặng, ném hay di chuyển hành lý và các vật nặng khác, hoạt động thể thao và lão hóa.

Nâng các loại vật nặng là yếu tốt nguy cơ gây đau mỏi vai gáy
Nâng các loại vật nặng là yếu tốt nguy cơ gây đau mỏi vai gáy

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh đau mỏi vai gáy

Các triệu chứng của bệnh đau mỏi vai gáy bao gồm:

  • Đau 

Hầu hết các cơn đau đều có vẻ nhói, nhưng các cơn đau có thể ở các mức khác như âm ỉ, bỏng rát, hoặc như chuột rút hoặc như dao đâm. 

Đau có thể dẫn đến tình trạng cứng cổ hoặc vai và có thể mất khả năng cử động. Hiện tượng đau đầu cũng có thể xảy ra. 

  • Yếu 

Cảm giác yếu dần có thể do cơn đau dữ dội khi vận động cơ hoặc xương. Các dây thần kinh cung cấp cơ bắp cũng có thể bị thương.

  • Tê bì

Khi dây thần kinh bị chèn ép, bầm tím hoặc bị cắt, bạn có thể không cảm nhận được mọi thứ một cách bình thường. Điều này có thể gây ra các cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran hoặc làm mất cảm giác.

  • Lạnh tay

Cánh tay hoặc bàn tay có cảm giác lạnh hơn vì động mạch, tĩnh mạch hoặc cả hai đã bị thương hoặc bị tắc nghẽn, làm cho máu vào cánh tay không đủ nên gây lạnh tay.

  • Thay đổi màu sắc da

Cánh tay hoặc vai xuất hiện màu xanh hoặc trắng trên da là một dấu hiệu khác của việc động mạch hoặc tĩnh mạch bị tổn thương. Khi trên da xuất hiện màu đỏ, có thể cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng hoặc viêm. Phát ban hay các vết tím bầm cũng có thể xuất hiện.

  • Sưng tấy

Sưng tấy có thể xảy ra trên toàn bộ cánh tay hoặc khu trú ở một số chỗ như khu vực gãy xương hoặc bao bị viêm. Co thắt hoặc căng cơ là một dấu hiệu của sự sưng tấy. Trật khớp hoặc biến dạng cũng có thể gây ra hiện tượng sưng tấy.

Sưng tấy có thể xảy ra trên toàn bộ cánh tay hoặc khu trú ở một số chỗ như khu vực gãy xương hoặc bao bị viêm
Sưng tấy có thể xảy ra trên toàn bộ cánh tay hoặc khu trú ở một số chỗ như khu vực gãy xương hoặc bao bị viêm
  • Dị dạng

Dị dạng có thể xuất hiện khi bạn bị gãy xương hoặc trật khớp. Một số dây chằng bị rách có thể gây ra các vị trí bất thường của xương.

Xem thêm: Thuốc Alphausar là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Khi nào nên đi khám bác sĩ khi bị đau mỏi vai gáy?

Đau mỏi vai gáy có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, nhưng khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi cơn đau hoặc các triệu chứng của đau vai gáy bắt đầu tiến triển tồi tệ hơn, bạn nên đến bệnh viện khám để có thể được điều trị đúng cách.

Đối với các trường hợp nhẹ, chỉ cần sử dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để giúp tình trạng đau vai gáy cải thiện hơn.

Một số trường hợp có các vết thương như căng hay bầm tím thì có thể tự lành và không cần đến khám bác sĩ.

Khi nào nên đi khám bác sĩ khi bị đau mỏi vai gáy?
Khi nào nên đi khám bác sĩ khi bị đau mỏi vai gáy?

Đối với các cơn đau dai dẳng ở cổ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá về tình trạng sức khỏe và được điều trị một cách thích hợp.

Nếu bạn bị đau dữ dội, cảm giác yếu dần, tê, lạnh, thay đổi màu sắc da thì cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Trong trường hợp bạn bị sốt cao, nhức đầu dữ dội, đau ngực, khó thở, buồn nôn, chóng mặt hoặc đổ nhiều mồ hôi hoặc xuất hiện tình trạng tê, yếu, đặc biệt là ở một bên cơ thể thì bạn cũng cần gọi ngay xe cấp cứu để được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Chẩn đoán đau mỏi vai gáy 

Bằng cách hỏi tiền sử kỹ lưỡng và khám sức khỏe, các bác sĩ có thể chẩn đoán được hầu hết các chấn thương. Tuy nhiên, để xác định được chính xác nguyên nhân, vị trí tổn thương và các triệu chứng khác, các bác sĩ có thể làm thêm một số các xét nghiệm khác như chụp X-quang, điện tâm đồ (ECG), xét nghiệm máu, chụp CT.

  • Chụp X-quang thường được thực hiện khi bạn cảm thấy đau dọc theo vùng xương của cột sống hoặc vai, có tiền sử chấn thương nặng hoặc bác sĩ nghi ngờ tình trạng liên quan đến tim, phổi.
  • Điện tâm đồ được thực hiện nếu bạn cảm thấy đau ngực, khó thở kèm các yếu tố nguy cơ gây đau tim như huyết áp cao, tiểu đường, cholesterol cao hoặc sử dụng thuốc lá.
  • Xét nghiệm máu cũng có thể thực hiện khi đau ngực, khó thở hoặc khi bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân của cơn đau.
  • Chụp CT thường được thực hiện khi bệnh nhân gãy xương hoặc nghi ngờ nguồn gốc của cơn đau. 

Các phương pháp chữa đau mỏi vai gáy

Các phương pháp chữa đau mỏi vai gáy
Các phương pháp chữa đau mỏi vai gáy

Điều trị tại nhà

Các vết thương nhẹ chỉ đau nhẹ có thể điều trị được tại nhà. Còn khi không xác định được nguyên nhân gây ra cơn đau hoặc các triệu chứng càng ngày càng trầm trọng hơn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Dưới đây là một số cách có thể thực hiện tại nhà giúp làm giảm đau vai gáy:

  • Nghỉ ngơi: Bạn nên nghỉ ngơi để vùng bị thương không bị chịu nhiều tác động trong 2-3 ngày đầu tiên, sau đó từ từ bắt đầu vận động vùng bị thương. Điều này sẽ làm tăng tốc độ phục hồi cho vùng vai gáy của bạn.
  • Chườm đá: Cho đá vào túi ni lông, dùng khăn quấn túi rồi chườm lên vùng bị thương trong vòng 15-20 phút mỗi giờ. Không nên chườm đá trực tiếp lên da vì có thể gây tổn thương da.
  • Kiểm soát cơn đau bằng việc sử dụng thuốc: Một số thuốc giảm đau như Paracetamol hay Ibuprofen có thể được dùng để kiểm soát sưng và đau.
  • Chườm nóng: Chườm nóng có thể giúp bạn cải thiện được tình trạng đau vai gáy, tuy nhiên không nên thực hiện trong tuần đầu sau khi bị thương vì nó có thể làm sưng tấy ở vùng bị thương và làm các cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

Các phương pháp khác

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây ra đau vai gáy, các phương pháp khác nhau sẽ được thực hiện để có thể giảm đau một cách hiệu quả nhất.

  • Đau do dây thần kinh bị chèn ép
Đau do dây thần kinh bị chèn ép
Đau do dây thần kinh bị chèn ép

Nếu nguồn gốc của cơn đau vai của bạn là do một dây thần kinh chèn ép, bác sĩ có thể dùng phương pháp vật lý trị liệu để điều trị để cải thiện sự linh hoạt ở cổ và vai cho bạn.

Bạn cũng được khuyên nên hạn chế cử động cổ hoặc dùng các thuốc giảm đau chống viêm. Nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn, phẫu thuật là một sự lựa chọn phù hợp để loại bỏ phần xương chèn ép dây thần kinh.

  • Đau do bị bong gân hoặc căng cơ

Dùng thuốc giảm đau một vài ngày có thể làm giảm cơn đau cho bạn. Có thể sử dụng các thuốc như Paracetamol, hoặc các thuốc vừa giảm đau vừa chống viêm như Ibuprofen. 

Cố định chỗ đau cũng nên được thực hiện bằng cách sử dụng nẹp hoặc đai. Tốt nhất nên nghỉ ngơi và kê cao vùng bị thương.

Nếu vùng bị thương trở nên nặng hơn, bạn nên đến khám bác sĩ để được chăm sóc.

Các bài tập giúp giảm đau và căng vùng vai

Các bạn cũng có thể thực hiện một số bài tập thể dục để giúp giảm đau và giảm căng vùng vai. Thực hiện các bài tập đơn giản này từ 3-6 lần mỗi tuần có thể giúp bạn giảm đau vai gáy. Bắt đầu bằng thói quen 10 phút mỗi lần tập rồi sau đó mới tăng dần lượng thời gian sau khi bạn khỏe hơn. 

Trong khi thực hiện các bài tập này, hãy tập trung thư giãn và giải phóng mọi căng thẳng ở vai và bất cứ chỗ nào bạn cảm thấy căng cứng. Chỉ nên kéo căng ở một mức độ thoải mái nhất mà không nên đẩy bản thân vượt quá giới hạn của bạn thân và nên ngừng tập nếu cơn đau vượt quá mức khó chịu nhẹ.

Dưới đây là một số bài tập mà các bạn có thể thực hiện.

Giải phóng cổ

Bài tập Giải phóng cổ chữa đau mỏi vai gáy
Bài tập Giải phóng cổ chữa đau mỏi vai gáy

Bài tập này giúp làm giảm căng thẳng ở cổ và vai của bạn.

  1. Hạ cằm về phía ngực, sau đó bạn sẽ cảm thấy căng dọc sau gáy.
  2. Nhẹ nhàng nghiêng đầu sang trái để kéo căng vai phải.
  3. Giữ tư thế này trong vòng tối đa 1 phút.
  4. Lặp lại tương tự ở phía bên đối diện.
  5. Thực hiện các động tác trên mỗi bên 3-5 lần.

Trong khi thực hiện động tác này, bạn cũng có thể đặt 1 tay lên vai và 1 tay phía trên tai để thực hiện một cách dễ dàng hơn.

Mở rộng ngực

Bài tập này giúp thúc đẩy sự linh hoạt và phạm vi chuyển động của vai.

  1. Trong khi đứng, cầm băng tập hoặc dây đeo hoặc khăn tắm ở sau lưng bằng cả 2 tay.
  2. Mở rộng ngực khi di chuyển bả vai về phía nhau.
  3. Nâng cằm và nhìn lên trần nhà.
  4. Giữ tối đa tư thế đó trong 30 giây.
  5. Lặp lại các động tác trên 3-5 lần.

Vòng tròn vai

Bài tập này tốt cho việc làm nóng khớp vai và tăng độ dẻo dai.

  1. Đứng với tay trái đặt trên lưng ghế.
  2. Tay phải buông thõng.
  3. Đưa tay phải di chuyển quanh khớp vai.
  4. Lặp lại tương tự ở bên đối diện.
  5. Thực hiện các bước trên 2-3 lần.

Căng ngực

Bài tập này giúp tăng tính linh hoạt cho khớp vai và các cơ xung quanh. Khi thực hiện bài tập này, nếu cảm thấy đau ở vai hãy hạ cánh tay xuống.

  1. Đưa cánh tay phải của bạn ngang ngực.
  2. Đặt cánh tay phải vào nếp gấp của khuỷu tay trái, bạn có thể dùng bàn tay trái để hỗ trợ cánh tay của bạn.
  3. Giữ ở vị trí đó tối đa 1 phút.
  4. Lặp lại tương tự ở bên đối diện
  5. Thực hiện các bước trên 3-5 lần.

Một số câu hỏi về đau mỏi vai gáy

Sau khi điều trị đau mỏi vai gáy có cần đi khám lại không?

Sau khi điều trị đau mỏi vai gáy có cần đi khám lại không?
Sau khi điều trị đau mỏi vai gáy có cần đi khám lại không?

Tái khám một cách kịp thời cộng với việc tuân thủ đúng lời hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn.

Cùng với việc tái khám, các bài tập thể dục ở nhà hoặc phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu cũng nên được áp dụng để giúp phục hồi một cách nhanh chóng và ngăn ngừa chấn thương.

Xem thêm: Thuốc Zuryk 300mg là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và thận trọng

Làm thế nào để có thể ngăn ngừa đau mỏi vai gáy?

  • Để ngăn ngừa thương tích có thể xảy ra, bạn nên kiểm tra nhà của bạn để loại bỏ các yếu tố gây nguy hiểm tiềm ẩn để có thể giảm thiểu nguy cơ gây thương tích do tai nạn.
  • Thường xuyên tập thể dục, đặc biệt là các bài tập cho vai và cổ để có thể giảm nguy cơ chấn thương.
  • Khi thực hiện các công việc nguy hiểm, nên cần có những kĩ năng tốt hoặc có người giúp đỡ để giảm khả năng bị thương.
  • Thắt dây an toàn hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ để giảm được các chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra.

Làm việc với máy tính có thể gây đau vai không?

Rất nhiều người hiện nay phải ngồi làm việc với máy tính cả ngày. Về lâu dài, những chuyển động lặp đi lặp lại này từ một vị trí tương đối đúng yên trong nhiều giờ đồng hồ có thể tàn phá sức khỏe cơ xương của họ. Điều này có thể dẫn đến các tư thế xấu, đau đầu, đau khớp. Những loại đau này thường kết hợp với căng cơ cổ và lưng, và thường được gọi là rối loạn cơ xương.

Đau vai gáy có chữa khỏi được không?

Hầu hết các cơn đau vai gáy do bong gân hoặc căng cơ, bạn có thể mong đợi hồi phục hoàn toàn hoặc hồi phục với những hạn chế nhỏ trong các hoạt động của bạn.

Một số tình trạng nặng hơn mà yêu cầu nhập viện hay phẫu thuật, dùng phương pháp vật lý trị liệu hoặc các biện pháp hồi phục chức năng khác thì mức độ hồi phục có thể hoàn toàn hoặc có giới hạn. Một số trường hợp có thể tái phát hoặc dai dẳng, khi đó bạn cần có một kế hoạch điều trị thích hợp để hạn chế được những bất lợi có thể xảy ra.

Hy vọng bài viết trên sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho các bạn về bệnh vai gáy để có thể có các phương pháp điều trị thích hợp.

Nguồn tham khảo

1. Shoulder and Neck Pain. Link:
https://www.medicinenet.com/shoulder_and_neck_pain_health/article.htm

2. Top 10 Exercises to Relieve Shoulder Pain and Tightness. Link:
https://www.healthline.com/health/shoulder-pain-exercises

3. What Causes Concurrent Neck and Shoulder Pain, and How Do I Treat It?. Link:
https://www.healthline.com/health/what-causes-concurrent-neck-and-shoulder-pain-and-how-do-i-treat-it#overview

 

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Cập nhật: 16:10 - 19/02/2021

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới