Thuốc Glizym – m giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Thành phần, Tác dụng
Glizym – M là chế phẩm chứa 2 thành phần hoạt chất Gliclazide và Metformin có tác dụng kiểm soát đường huyết với 2 cơ chế khác nhau. Sự kết hợp này được báo cáo là có hiệu quả trong các nghiên cứu dịch tễ và thử nghiệm lâm sàng. Hãy cùng AMA Medical Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn về công dụng, thành phần, cách dùng và liều lượng của Glizym – M qua bài viết dưới đây.
Glizym – M là thuốc gì?
Glizym – M là thuốc kê đơn thuộc nhóm hormon, nội tiết tố được sản xuất tại Ấn Độ. Thuốc có công dụng hạ đường huyết, dùng để điều trị bệnh tiểu đường không phụ thuộc Insulin ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 khi mà bệnh nhân không thể kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn kiêng đơn thuần.
Thuốc Glizym – M SĐK: VN-7144-08.
Dạng bào chế: Viên nén.
Đóng gói: Hộp 20 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Công ty sản xuất: The IBN Sina Pharmaceutical Industry Ltd – BĂNG LA ĐÉT, Ấn Độ.
Thuốc Glizym – M giá bao nhiêu?
Thuốc Glizym – M có giá 650.000 VNĐ 1 hộp 20 vỉ x 10 viên. Giá thuốc Glizym M có thể có sự chênh lệch ít nhiều tại các cửa hàng thuốc. Bạn nên tham khảo thông tin và mua hàng tại các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý.
Mua thuốc Glizym – M ở đâu Hà Nội, TP.HCM?
Glizym – M hiện được bán tại Nhà thuốc Việt Pháp 1. Nhà thuốc có địa chỉ tại Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ).
Mọi thắc mắc của quý khách hàng về sản phẩm sẽ được các dược sĩ chuyên môn giải đáp tận tình. Bạn có thể liên hệ tới số hotline: 0962.260.002 để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm của nhà thuốc.
Thành phần thuốc Glizym – M 80mg/500mg
Trong 1 viên nén Glizym – M chứa các thành phần hoạt chất chính:
- 80mg hàm lượng Gliclazide.
- 500mg hàm lượng Metformin Hydrochloride.
Tác dụng của Glizym – M
Gliclazide và Metformin hoạt động với 2 cơ chế khác nhau và có tác dụng bổ trợ lẫn nhau. Cả hai đều có tác dụng hạ đường huyết cộng tính mà không làm tăng tác dụng phụ của mỗi nhóm chất.
Gliclazide thuộc nhóm Sulfonylurea. Nó điều chỉnh sự giảm tiết Insulin và sự kháng Insulin bằng cách chẹn kênh K+, gây khử cực và mở kênh Ca2+ làm tăng nồng độ Ca2+ nội bào và gây ra sự giải phóng Insulin. Insulin là hormon duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường huyết.
Gliclazide phục hồi tính nhạy cảm với Insulin, giúp giảm glucose huyết, tăng vận chuyển glucose vào tế bào, giảm sự tạo thành glucose ở gan và tăng thanh thải glucose. Gliclazide còn có hoạt tính chống kết tập tiểu cầu và làm giảm gốc tự do, vì vậy nó giúp ngăn ngừa được các biến chứng ở mạch.
Metformin thuộc nhóm dẫn xuất Biguanid. Metformin cải thiện tính nhạy cảm của gan và mô ngoại vi đối với Insulin dẫn đến ức chế hấp thu glucose ở ruột, tăng nhận glucose vào tế bào, tăng phân hủy và ức chế tân tạo glucose, đặc biệt là giúp giảm lipid máu.
Như vậy sự kết hợp giữa Metformin và Gliclazide rất có ích trong điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2, ngăn ngừa được các biến chứng ở mạch lớn và mao mạch. So với các thuốc cùng nhóm, Gliclazide ít có xu hướng gây hạ đường huyết và tăng cân. Metformin cũng gây ra tác dụng giảm cân có lợi.
Chỉ định
Thuốc Glizym – M được chỉ định cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 (Đái tháo đường không phụ thuộc Insulin).
Chống chỉ định
Glizym – M chống chỉ định cho những đối tượng:
- Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 (Đái tháo đường phụ thuộc Insulin).
- Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có biến chứng nghiêm trọng do nhiễm ceton hoặc acid, hôn mê hoặc tiền hôn mê do đái tháo đường.
- Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Metformin.
- Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng.
- Bệnh nhân bị nhiễm toan chuyển hóa cấp tính hoặc mãn tính, bao gồm cả nhiễm toan ceton do bệnh tiểu đường.
- Bệnh nhân vừa làm phẫu thuật, bị chấn thương hay nhiễm khuẩn.
- Bệnh nhân bị bệnh phổi nghẽn mãn tính, bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch ngoại vi.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Cách dùng – Liều lượng thuốc Glizym – M
Liều lượng
- Liều khuyến cáo: Liều khởi đầu với bệnh nhân đang không sử dụng Metformin là 1 viên 1 lần 1 ngày.
- Nếu bệnh nhân không gặp phải các phản ứng có hại trên tiêu hóa thì có thể dùng thêm 1 viên sau mỗi khoảng thời gian điều trị từ 1 – 2 tuần. các bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên hiệu quả và độ dung nạp của bệnh nhân.
- Không được vượt quá liều tối đa là 4 viên 1 ngày.
Cách sử dụng
Thuốc Glizym – M dùng bằng đường uống. Uống thuốc trong bữa ăn với nhiều nước. Tránh uống rượu trong quá trình điều trị vì nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm acid lactic.
Glizym – M cũng như các thuốc điều trị bệnh tiểu đường khác chỉ là một phần của chương trình điều trị với mục tiêu kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng. Ngoài việc sử dụng thuốc bệnh nhân cần phải chú trọng cả về lối sống, chế độ ăn uống.
Tác dụng phụ
Thuốc Glizym – M có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn sau đây:
- Một số tác dụng phụ phổ biến: Đau đầu, mờ mắt, chóng mặt, lo lắng, tăng đói, lú lẫn, co giật, viêm họng, hắt hơi, đổ mồ hôi lạnh,…
- Rối loạn dạ dày – ruột: Buồn nôn, ỉa chảy, đau dạ dày, táo bón, vị kim loại trong miệng
- Trên da: Phát ban, ngứa, mày đay, bạn đỏ và bừng đỏ.
- Sử dụng Metformin kéo dài có thể làm giảm hấp thu vitamin B12 và acid folic.
Bạn cần ngưng sử dụng Glizym – M và gọi ngay cho bác sĩ nếu có các dấu hiệu bất thường sau:
- Các vấn đề về tim, sưng tấy, tăng cân nhanh chóng, cảm thấy khó thở.
- Hạ đường huyết nghiêm trọng, suy nhược, mờ mắt, đổ mồ hôi, khó nói, run, đau dạ dày, co giật,..
- Nhiễm acid lactic với các biểu hiện: Đau cơ bất thường, khó thở, đau dạ dày, nôn, nhịp tim không đều, chóng mặt, cảm thấy yếu, mệt mỏi.
Danh sách trên có thể chưa bao gồm hết tất cả các tác dụng bạn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Glizym – M. Liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được hỗ trợ sức khỏe khi bạn thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc Glizym – M
- Tác dụng hạ đường huyết của Glizym – M có thể được tăng cường bởi các chất: Salicylate, phenylbutazone, các sulphonamide, chất chẹn beta, acid folic, acid clofibric, chất đối kháng vitamin K, allopurinol, theophylline, caffeine và các chất ức chế MAO.
- Một số thuốc có thể làm giảm mức kiểm soát đường huyết: Các thuốc lợi tiểu, barbiturate, phenytoin, rifampicin, corticosteroid, estrogen, progestogen.
- Sử dụng đồng thời Glizym – M với Miconazole, Perhexiline hay Cimetidin có thể gây hạ đường huyết.
- Acarbose và gôm guar làm giảm đáng kể sinh khả dụng đường uống của Metformin.
Xử trí khi quá liều
Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể xảy ra khi bạn sử dụng quá liều Glizym – M. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành rửa dạ dày, kết hợp với các biện pháp khác như tiêm tĩnh mạch glucose ưu trương và tiếp tục kiểm soát nồng độ glucose máu.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Glizym – M
Cảnh báo: Nhiễm toan lactic là một biến chứng chuyển hóa hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể xảy ra do tích tụ Metformin trong khi điều trị bằng Glizym – M. Nguy cơ nhiễm toan lactic tăng lên ở bệnh nhân suy thận, suy gan, uống nhiều rượu, suy tim sung huyết cấp, bệnh nhân trên 65 tuổi, bệnh nhân thực hiện chiếu chụp sử dụng thuốc cản quang, bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc làm các thủ thuật khác
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Không tự ý sử dụng thuốc, tăng liều hay ngưng điều trị mà không có sự cho phép của bác sĩ.
- Vì thuốc có thể gây hạ đường huyết nên cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
- Hạ đường huyết có thể xảy ra nếu bệnh nhân giảm chế độ ăn, dùng thuốc quá liều hoặc sau khi luyện tập nặng, chấn thương và stress. Cần ngừng thuốc khi có dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết xảy ra.
Những thông tin về thuốc Glizym – M được cung cấp qua bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để việc sử dụng thuốc được an toàn và hiệu quả nhất, bạn hãy nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ kê đơn.