Thuốc Meyerazol 20mg có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?
Các bệnh lý phổ biến như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,… nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến dạ dày, thực quản. Thị trường hiện nay đã cho ra mắt nhiều chế phẩm thuốc giúp hỗ trợ điều trị chứng bệnh trên, điển hình là Meyerazol 20mg. Vậy thuốc Meyerazol 20mg có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Uống như thế nào? Hãy cùng AMA Medical Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Meyerazol 20mg là thuốc gì?
Meyerazol [1] thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá, có thành phần hoạt chất chính là Omeprazole hàm lượng 20mg. Omeprazole là một chất ức chế bơm Proton, được sử dụng để điều trị các tình trạng liên quan đến GERD như ợ nóng, tăng tiết acid dạ dày. Có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, thực quản.
Thuốc Meyerazol được sản xuất và đăng ký bởi Công ty liên doanh Meyer – BPC. Trụ sở đặt tại 6A3 – Quốc lộ 60, phường Phú Khương, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre, Việt Nam.
Thuốc đã được kiểm nghiệm chất lượng và cấp giấy phép lưu hành trên toàn quốc với số đăng ký là VD-1348-06.
Dạng bào chế: Dạng viên nén.
Quy cách đóng gói:
- Dạng hộp 3 vỉ x 10 viên nang 20mg.
- Dạng hộp 10 vỉ x 10 viên nang 20mg.
- Dạng hộp 1 chai 100 viên nang chứa hạt bao tan trong ruột.
Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.
Thuốc Meyerazol giá bao nhiêu?
Hiện nay thuốc Meyerazol 20mg đã được phân phối rộng rãi trong khắp các bệnh viện, cửa hàng thuốc, siêu thị thuốc trên toàn quốc.
Giá bán buôn kê khai của thuốc Meyerazol là 895 VNĐ/1 viên, được kê khai bởi Công ty Liên doanh Meyer – BPC từ năm 2012. Giá bán này có thể thay đổi theo từng đợt, từng năm.
Mỗi cơ sở thuốc sẽ bán với mức giá khác nhau, tuy nhiên sự chênh lệch này là không đáng kể.
Để biết thêm thông tin đầy đủ và biết chính xác giá bán của thuốc, bạn hãy liên hệ trực tiếp với cơ sở thuốc đó.
Meyerazol mua ở đâu uy tín?
Thuốc Meyerazol là thuốc bán theo đơn. Vì vậy, khi đi mua thuốc, hãy cầm theo đơn đã kê của bác sĩ.
Để mua được thuốc Meyerazol chính hãng 100%, chất lượng thật, giá tốt, bạn hãy đến trực tiếp Nhà thuốc Việt Pháp 1 của chúng tôi. Địa chỉ: Quầy 102 – Tầng 1 số 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Nhà thuốc Việt Pháp 1 luôn cam kết đem đến cho quý khách hàng những sản phẩm chính hãng, có tác dụng hiệu quả, có tem chống giả, nhãn mác rõ ràng, giá cả phải chăng.
Ngoài ra, khách hàng còn được áp dụng đổi trả hàng và nhận được nhiều ưu đãi theo chính sách của nhà thuốc. Bên cạnh đó, nhà thuốc còn hỗ trợ giao hàng tận nơi và miễn phí vận chuyển trên toàn quốc.
Hãy liên hệ qua hotline: 0962.260.002 để nhận được sự tư vấn từ các dược sĩ chuyên môn và có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hoặc truy cập vào website của nhà thuốc để biết thêm thông tin sản phẩm.
Thành phần
Thuốc Meyerazol có thành phần chính là 20mg Omeprazol tương đương với 235mg hạt bao 8,5% Omeprazol.
Ngoài ra còn có hàm lượng tá dược vừa đủ 1 viên nén, có tác dụng phụ trợ và điều hoà thuốc.
Cơ chế tác dụng của thuốc Meyerazol
Omeprazole là một chất ức chế bơm Proton, được sử dụng để điều trị các tình trạng liên quan đến GERD như ợ nóng, tăng tiết acid dạ dày. Omeprazole thuộc nhóm hợp chất kháng tiết, có tác dụng ngăn tiết axit dạ dày bằng cách ức chế chọn lọc hệ thống enzym H + / K + ATPase. Omeprazole liên kết cộng hoá trị với lượng dư Cysteine qua cầu nối Disulfide, ức chế tiết axit dạ dày đến 36 giờ.
Bệnh loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori. Helicobacter Pylori nhân lên hiệu quả nhất ở pH trung tính. Omeprazole làm tăng pH dạ dày, ngăn cản sự phát triển của Helicobacter Pylori.
Thuốc Meyerazol 20mg có tác dụng gì?
Thành phần hoạt chất Omeprazole [2] của thuốc Meyerazol có các công dụng sau:
- Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng.
- Loại bỏ Helicobacter Pylori, giúp giảm nguy cơ tái phát viêm loét dạ dày tá tràng.
- Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày lành tính.
- Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có triệu chứng (GERD).
- Điều trị viêm thực quản ăn mòn (EE) do GERD qua trung gian axit.
- Duy trì sự chữa lành EE do GERD qua trung gian axit.
- Hỗ trợ điều trị tình trạng tăng tiết bệnh lý trong hội chứng Zollinger – Ellison.
Chỉ định
Thuốc Meyerazol được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
- Người bệnh viêm loét dạ dày.
- Người bị viêm tá tràng.
- Bệnh nhân bị viêm thực quản trào ngược.
- Người mắc hội chứng Zollinger – Ellison.
Chống chỉ định
Thận trọng khi sử dụng thuốc Meyerazol cho các đối tượng sau:
- Người dị ứng và quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân suy thận nặng.
- Người bệnh có u ác tính.
- Thận trọng đối với trẻ em, người già.
- Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Liều dùng – Cách dùng thuốc Meyerazol
Liều dùng
- Đối với viêm loét dạ dày: mỗi ngày uống 20mg, điều trị khoảng 4-8 tuần. Nếu bệnh nhân đề kháng với các trị liệu khác thì có thể tăng liều lên 40mg/ngày.
- Đối với viêm loét tá tràng: mỗi ngày uống 20mg, điều trị khoảng 2-4 tuần
- Hội chứng Zollinger – Ellison: liều dùng ban đầu là mỗi ngày uống 60mg, uống 1 lần/ngày.
- Bệnh viêm thực quản trào ngược: mỗi ngày uống 20mg, điều trị khoảng 4-8 tuần.
- Trong dự phòng tái phát viêm loét dạ dày, tá tràng: mỗi ngày uống từ 20-40mg.
Cách dùng
- Sử dụng bằng đường uống.
- Uống nguyên viên, không bẻ, không nghiền, tránh làm mất tác dụng của thuốc.
- Uống với một cốc nước sôi để nguội.
- Nên uống thuốc trước bữa ăn khoảng 30-60 phút
- Các lần uống nên cách nhau từ 3-4 tiếng để quá trình hấp thu thuốc được diễn ra tốt nhất.
- Những liều dùng trên 80mg/ngày phải được chia ra và uống 2 lần trong ngày
- Nên uống thuốc vào các thời điểm cố định trong ngày để tránh quên liều.
Tác dụng phụ của thuốc Meyerazol 20mg
Trong quá trình sử dụng thuốc Meyerazol có thể gặp một số tác dụng phụ phổ biến như:
- Buồn nôn, nôn.
- Đau bụng.
- Táo bón.
- Tiêu chảy.
- Nổi ban, mày đay.
- Buồn ngủ.
- Đau đầu, chóng mặt.
Một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như:
- Đau bụng dữ dội.
- Tiêu chảy ra nước hoặc có máu.
- Co giật.
- Nhịp tim không đều.
- Cảm thấy bồn chồn, lo lắng.
- Sốt, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng (đặc biệt là ở trẻ em).
- Đau khớp.
Nếu có một trong những triệu chứng trên hoặc bất kỳ triệu chứng, biểu hiện bất thường khác, bạn hãy ngừng sử dụng thuốc và đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi và xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Khi đi khám bệnh, cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc, vitamin, thực phẩm,… đang sử dụng, vì khi kết hợp những loại này với thành phần hoạt chất Omeprazole có thể gây ra một số tương tác, làm thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả và tăng tác dụng phụ không mong muốn.
- Nồng độ trong huyết thanh của Omeprazole có thể tăng lên khi kết hợp với Abame Tapir.
- Sự chuyển hoá của Omeprazole có thể tăng lên khi kết hợp với Abatacept.
- Sự chuyển hoá của Omeprazole có thể giảm khi kết hợp với Abiraterone.
Một số thuốc cần hết sức lưu ý khi sử dụng với Omeprazole có trong thuốc Meyerazol, vì có thể làm giảm hấp thu và chậm thải trừ:
- Digoxin.
- Diazepam.
- Clopidogrel.
- Methotrexate.
- Warfarin.
- Phenytoin.
- Thuốc lợi tiểu.
- Kháng sinh như Amoxicillin, Clarithromycin,…
Ngoài ra, khi sử dụng thuốc với các loại thực phẩm, rượu bia, thuốc lá,… có chất kích thích sẽ gây ra hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với thuốc, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Xử trí khi quên liều – quá liều
Quên liều
Nếu quên liều, hãy sử dụng ngay khi nhớ ra càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều quên và sử dụng đúng liều đã quy định cho lần uống kế tiếp đó. Không bù gấp đôi liều. Không nên bỏ quá 2 liều liên tiếp
Quá liều
Khi sử dụng quá liều, bạn có thể gặp một số triệu chứng sau:
- Hoang mang, lo lắng.
- Buồn ngủ.
- Mờ mắt.
- Buồn nôn, nôn.
- Đổ mồ hôi.
- Đau đầu.
- Khô miệng.
- Đỏ bừng mặt.
Nếu có triệu chứng hoặc biểu hiện bất thường, hãy ngừng sử dụng thuốc và theo dõi chặt chẽ tại nhà. Nếu nghiêm trọng thì phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
Thuốc Meyerazol có ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và cho con bú không?
Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai
Hiện chưa có đủ tài liệu chứng minh sự an toàn của thuốc Meyerazol đối với phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, chỉ dùng thuốc Meyerazol nếu lợi ích đạt được cao hơn nguy cơ. Nếu buộc phải sử dụng đến thuốc, phải hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng và tránh dùng thuốc với lượng lớn kéo dài.
Phụ nữ đang cho con bú
Theo nghiên cứu, hiện chưa có bằng chứng hoặc báo cáo về những nguy cơ của thuốc Meyerazol gây ra cho phụ nữ đang cho con bú, và không gây gia tăng phản ứng có hại ở trẻ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, hãy luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi quyết định sử dụng thuốc.
Ảnh hưởng của thuốc Meyerazol đến người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Meyerazol có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ, mất tập trung… Nếu sử dụng thuốc mà xảy ra các tác dụng phụ này thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình lái xe và vận hành máy móc, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm.
Vì vậy khuyến cáo trước khi sử dụng thuốc Meyerazol cho người thường xuyên lái xe và vận hành máy móc, hãy tham khảo ý kiến và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Thận trọng khi sử dụng Meyerazol
Các cảnh báo quan trọng trong quá trình sử dụng thuốc Meyerazol:
- Thuốc Meyerazol có thể làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy nặng.
- Sử dụng thuốc Meyerazol mỗi ngày trong một thời gian dài (từ 1 năm trở lên) có thể tăng nguy cơ gãy xương.
- Dùng thuốc Meyerazol trong 3 tháng hoặc lâu hơn có thể gây mức Magie thấp trong cơ thể.
- Hoạt chất Omeprazole trong thuốc Meyerazol có thể gây bệnh Lupus ban đỏ ở da và Lupus ban đỏ hệ thống.
- Sử dụng Omeprazole trong thời gian dài, đặc biệt là trên 1 năm có thể gây ra polyp tuyến cơ.
Lưu ý khi dùng thuốc
- Trước khi sử dụng thuốc Meyerazol cho người bị viêm loét dạ dày nên loại trừ khả năng bị u ác tính.
- Đối với bệnh nhân có vấn đề về gan nghiêm trọng, cần giảm liều và theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình dùng thuốc.
- Đối với người bị thiếu hụt Vitamin B12, cần bổ sung acid dạ dày để hấp thụ Vitamin B12, vì thuốc Meyerazol làm giảm lượng acid trong dạ dày.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Để xa tầm tay trẻ em.
Các bạn vừa tìm hiểu thông tin về thuốc Meyerazol qua bài viết trên đây. Trong quá trình sử dụng thuốc, ngoài việc tuân theo những chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân phải tự xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tài liệu tham khảo
↑1 | Thông tin thuốc Meyerazol tra tại Drugbank – Ngân hàng dữ liệu ngành dược – Bộ Y tế: https://drugbank.vn/thuoc/Meyerazol&VD-16142-11. Ngày truy cập: 24/01/2022 |
---|---|
↑2 | Công dụng của Omeprazole, theo Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Omeprazole. Ngày truy cập: 24/01/2022 |