Thuốc Ceritine bao nhiêu tiền? Mua ở đâu? Trị bệnh gì? Cách dùng?
Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp khá nhiều và phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nếu không được chữa trị kịp thời, nó sẽ dẫn đến những triệu chứng mạn tính và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều loại thuốc có thể điều trị viêm mũi dị ứng một các hiệu quả. Thuốc Ceritine 10mg là một trong các thuốc được dùng để điều trị bệnh này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của AMA Medical Việt Nam để biết thêm các thông tin hữu ích về thuốc.
Ceritine là thuốc gì?
Ceritine [1] là thuốc được dùng để điều trị các bệnh gây ra do dị ứng. Thuốc không gây buồn ngủ khi dùng ở liều điều trị.
Thuốc có xuất xứ từ Ấn Độ, được sản xuất bởi Công ty Unimax Laboratories và đăng ký bởi Công ty TNHH Dược Phẩm Âu Mỹ có địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh.
Số đăng ký: VN-16468-13
Ceritine được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được đóng gói trong hộp 10 vỉ hoặc hộp 50 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Thuốc Ceritine bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?
Thuốc Ceritine giá bán trên thị trường hiện nay là khoảng 50.000 VNĐ/ Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Nhà thuốc Việt Pháp 1 hiện có bán thuốc Ceritine chính hãng với mức giá hợp lý nhất. Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại địa chỉ: Quầy 102, tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội (Xem bản đồ).
Hãy gọi đến hotline 0974.360.996 – 0962.260.002 để được giải đáp nếu bạn còn thắc mắc về thông tin thuốc.
Thành phần
Mỗi viên nén bao phim Ceritine có chứa thành phần chính là Cetirizine dihydrochloride với hàm lượng 10mg.
Ngoài ra còn có một số tá dược khác để bào chế vừa đủ 1 viên nén bao phim bao gồm Lactose, Starch, Povidone K-30, Hydroxypropyl Methylcellulose, Monodiacetylated monoglyceride, Magnesium Stearate, màu đỏ #40.
Thuốc Ceritine trị bệnh gì?
Cetirizine là một chất đối kháng mạnh và chọn lọc đối với các thụ thể H1 ngoại vi, nhờ đó nó có tác dụng chống dị ứng. Cetirizine hầu như không có tác dụng đối kháng chọn lọc ở thụ thể khác. Do đó mà nó gần như không có tác dụng đối kháng Serotonin và Acetylcholin. Thuốc cũng không vượt qua được hàng rào máu não, nhờ đó mà nó không gây buồn ngủ ở liều dược lý.
Cetirizine ức chế giai đoạn sớm của phản ứng dị ứng qua trung gian Histamin và làm giảm giải phóng các chất trung gian ở giai đoạn muộn của phản ứng dị ứng.
Chỉ định
Thuốc Ceritine 10mg được dùng cho các đối tượng sau:
- Các đối tượng thường bị viêm mũi dị ứng do mùa hoặc viêm mũi dị ứng dai dẳng.
- Các đối tượng bị viêm kết mạc dị ứng.
- Các đối tượng bị ngứa, nổi mày đay do dị ứng.
Ceritine chỉ nên dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.
Cách dùng và liều dùng của thuốc Ceritine 10mg
Cách dùng
- Ceritine được uống cùng với một lượng nước vừa đủ, uống nguyên viên, không nghiền nát, bẻ gãy hay nhai viên trong khi uống.
- Việc sử dụng cùng thức ăn có thể làm giảm nồng độ đỉnh của thuốc trong máu và kéo dài thời gian đạt nồng độ đỉnh của thuốc nhưng nó không ảnh hưởng đến mức độ hấp thu thuốc, do đó có thể uống thuốc cùng bữa ăn hoặc ngoài bữa ăn. Tuy nhiên để thuốc đạt được hiệu quả nhanh hơn thì nên uống thuốc ngoài bữa ăn.
Liều dùng
- Liều thông thường [2] cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi là 10mg/lần/ngày. Không nên dùng quá 1 viên trong vòng 24 giờ.
- Với những bệnh nhân nhạy cảm với thuốc, có thể dùng liều bằng một nửa liều bình thường là 5mg. Hoặc bệnh nhân có thể dùng 2 lần/ngày, sáng 5mg và chiều 5mg.
- Với những bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân suy gan, suy thận, có thể cân nhắc dùng liều 5mg/lần/ngày.
Ceritine có hiệu quả không?
Cetirizine là một thuốc được FDA chấp thuận được dùng để làm giảm và điều trị viêm mũi dị ứng và nổi mề đay mạn tính. Nó cũng có hiệu quả trong việc làm giảm mức độ nghiêm trọng của phát ban và mẩn ngứa một cách đáng kể. FDA cũng chấp nhận cho Cetirizine được điều trị viêm kết mạc dị ứng trong công thức nhãn khoa.
Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng giả dược được thực hiện tại 15 trung tâm của Hoa Kỳ có đánh giá về ảnh hưởng của Cetirizine [3] đối với chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng lâu năm. Kết quả cho thấy rằng, khi sử dụng ở liều khuyến cáo, Cetirizine đã được chứng minh là nó cải thiện chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng lâu năm và theo mùa.
Trong một nghiên cứu kéo dài 6 tuần, có đối chứng giả dược được thực hiện trên các bệnh nhân mắc đồng thời viêm mũi dị ứng và hen suyễn từ nhẹ đến trung bình được sử dụng Cetirizine 10 mg x 1 lần/ngày. Kết quả cho thấy rằng, các triệu chứng của viêm mũi đã được cải thiện mà không làm thay đổi chức năng phổi. Từ đó có thể thấy rằng, thuốc an toàn khi sử dụng cho các bệnh nhân bị dị ứng mắc kèm với hen suyễn nhẹ đến trung bình.
Cetirizine an toàn và dung nạp tốt, do đó nó thường rất ít gây ra tác dụng phụ trên người dùng. Nếu có thì thường nhẹ như mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng.
Cetirizine là thuốc kháng histamin thế hệ thứ 2, nó có ưu điểm nổi bật hơn thế hệ thứ nhất là do nó không qua được hàng rào máu não và có tác dụng chọn lọc trên thụ thể H1, vì thế mà nó hiệu quả trong việc điều trị viêm mũi dị ứng mà ít gây ra các tác dụng an thần mà gây buồn ngủ.
Tuy nhiên, bất kỳ thuốc nào cũng nên được sử dụng thận trọng để đem lại được hiệu quả cao nhất và giảm thiểu được các tác dụng không mong muốn một cách tối đa.
Xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều
Khi bạn quên liều thì hãy dùng nếu cần thiết và không được dùng quá 1 viên trong vòng 24 giờ. Không dùng gấp đôi liều.
Quá liều
Khi sử dụng quá liều, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Việc sử dụng quá liều Cetirizine có thể liên quan đến tác dụng thần kinh trung ương hoặc tác dụng kháng cholinergic.
Các triệu chứng đã được báo cáo sau khi sử dụng quá liều 5 lần so với liều được khuyến cáo hàng ngày là lú lẫn, tiêu chảy, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, khó chịu, giãn đồng tử, ngứa, bồn chồn, nhịp tim nhanh, run, bí tiểu.
Không có thuốc giải độc đặc hiệu trong trường hợp quá liều, do đó có thể rửa dạ dày sớm và điều trị các triệu chứng và áp dụng các biện pháp hỗ trợ trên những bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều.
Chống chỉ định
Không dùng Ceritine cho những đối tượng sau:
- Bệnh nhân quá mẫn hoặc có tiền sử quá mẫn với Cetirizine dihydrochloride, Hydroxyzine, các dẫn chất của Piperazine hoặc với bất cứ thành phần tá dược nào có trong thuốc.
- Bệnh nhân bị suy thận nặng với độ thanh thải Creatinin dưới 10mL/phút.
Tác dụng phụ
Cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào, Ceritine cũng gây ra một số các tác dụng không mong muốn trên người dùng, tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải.
Trên các thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng, việc dùng Cetirizine ở liều khuyến cáo thường có tác dụng không mong muốn trên thần kinh trung ương như buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt và nhức đầu.
Mặc dù Cetirizine là một chất đối kháng chọn lọc đối với thụ thể H1 ngoại vi và hầu như không có hoạt tính kháng cholinergic, nhưng đã nhận được báo cáo về một số trường hợp có gặp khó khăn về co bóp, rối loạn mắt và khô miệng.
Một số trường hợp còn có thể xuất hiện với men gan cao khi điều trị bằng Cetirizine, tuy nhiên điều này sẽ kết thúc nếu ngừng điều trị thuốc.
Khi gặp bất cứ triệu chứng nào bất thường, hãy thông báo lại với bác sĩ hoặc dược sĩ để nhận được sự tư vấn phù hợp.
Thuốc Ceritine có thể dùng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú không?
Phụ nữ có thai
Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra các tác động có hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với quá trình mang thai và sự phát triển của phôi thai. Tuy nhiên, có rất ít các dữ liệu lâm sàng về việc sử dụng Cetirizine trên phụ nữ có thai, do đó không nên dùng Ceritine cho phụ nữ có thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ và đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Phụ nữ cho con bú
Cetirizine được bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ từ 25% đến 90% nồng độ được đo trong huyết tương của người mẹ, tùy thuộc vào thời gian lấy mẫu sau khi dùng thuốc. Do đó không nên dùng Ceritine cho phụ nữ cho con bú và cần sử dụng thận trọng nếu được kê đơn.
Ảnh hưởng của thuốc Ceritine 10 mg đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Một số trường hợp có thể xuất hiện tác dụng phụ là ngủ gà trong quá trình sử dụng thuốc. Và điều này có thể gây nguy hiểm trong khi lái xe hoặc vận hành máy móc, do đó nếu bệnh nhân gặp hiện tượng ngủ gà thì không nên lái xe và vận hành máy móc.
Với những bệnh nhân nhạy cảm, sử dụng đồng thời thuốc cùng với rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác có thể làm giảm sự tỉnh táo và giảm hoạt động.
Tương tác thuốc
Do đặc điểm dược lực học, dược động học và khả năng dung nạp của Cetirizine nên chưa có bất kỳ tương tác đáng kể nào của các thuốc khác với Cetirizine. Trên thực tế cũng chưa có tương tác thuốc nào được báo cáo.
Tuy nhiên, ở những bệnh nhân nhạy cảm, việc sử dụng Cetirizine cùng với rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác có thể làm giảm tỉnh táo và giảm hoạt động.
Thức ăn cũng làm giảm tốc độ hấp thu của Cetirizine nhưng nó không ảnh hưởng đến mức độ hấp thu.
Lưu ý khi sử dụng Ceritine
- Khi sử dụng Ceritine cho những bệnh nhân bị suy thận vừa và nặng hoặc bệnh nhân đang thẩm phân thận nhân tạo, cần hiệu chỉnh liều theo chức năng thận được tính theo độ thanh thải Creatinin.
- Hãy dùng thận trọng trên những đối tượng bị bí tiểu (ví dụ như bệnh nhân bị tổn thương tủy sống hoặc bệnh nhân tăng sản tuyến tiền liệt) vì Cetirizine có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu.
- Cần sử dụng thận trọng trên bệnh nhân động kinh và bệnh nhân có nguy cơ co giật.
- Khi sử dụng thuốc mà các triệu chứng vẫn còn dai dẳng hoặc tồi tệ hơn thì hãy ngừng thuốc và liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn kịp thời.
- Do thành phần tá dược có chứa Lactose, do đó không nên dùng thuốc cho những bệnh nhân có các vấn đề di truyền hiếm gặp về không dung nạp galactose, thiếu hụt lactase toàn phần hoặc kém thấp thu glucose – galactose.
- Cần bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng. Bảo quản ở nhiệt độ từ 15oC – 30oC và không để trong tầm với của trẻ nhỏ.
Tài liệu tham khảo
↑1 | Thông tin thuốc Ceritine, tham khảo tại DrugBank: https://drugbank.vn/thuoc/Ceritine&VN-16468-13. Ngày truy cập: 12/04/2022 |
---|---|
↑2 | Liều dùng Cetirizine, theo EMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/1710/smpc. Ngày truy cập: 12/04/2022 |
↑3 | “Effect of cetirizine on symptom severity and quality of life in perennial allergic rhinitis”, theo PubMed: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24992553/. Ngày truy cập: 12/04/2022 |