Thuốc Travinat 250mg, 500mg là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và những lưu ý

Travinat 500mg

Thuốc Travinat 250mg, 500mg là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và những lưu ý

Travinat 500mg

Travinat là thuốc kháng sinh hiện đang được bán trên thị trường với nhiều dạng hàm lượng hoạt chất chính khác nhau. Việc tìm hiểu đầy đủ mọi thông tin về thuốc Travinat trước khi sử dụng là vô cùng cần thiết. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của AMA Medical Việt Nam để xem liệu thuốc Travinat có thể trị bệnh gì, cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc này.

Travinat 500mg là thuốc gì?

Travinat là thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi có sự kê đơn từ bác sĩ. Hoạt chất chính có trong thuốc là Cefuroxim có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, viêm tai giữa, viêm họng, viêm xoang tái phát, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn tiết niệu và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

Thuốc Travinat được sản xuất tại Việt Nam bởi Công ty cổ phần dược phẩm TV.Pharm có địa chỉ tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén hoặc bột pha tiêm với nhiều dạng hàm lượng khác nhau. Travinat 500mg, Travinat 250mg là 2 dạng được mọi người quan tâm nhiều nhất vì nó ở dạng viên nén dễ sử dụng bằng đường uống. Dạng pha tiêm thì ít hơn bởi việc sử dụng thuốc cần sự hỗ trợ nhân viên y tế.

Thuốc được đóng gói trong hộp 1 vỉ 10 viên hoặc 2 vỉ x 5 viên. Ngoài ra nó còn được đóng trong chai chứa 100 hoặc 200 viên.

Hộp Travinat 500mg
Hộp Travinat 500mg

Thành phần 

Thuốc Travinat dạng viên nén chứa hoạt chất chính là Cefuroxim dưới dạng Cefuroxim axetil. Thuốc có 3 loại hàm lượng:

  • Travinat 250mg: có số đăng ký VD-20875-14.
  • Travinat 500mg: có số đăng ký VD-19501-13. 
  • Travinat 125mg: có số đăng ký VD-12434-10.

Thuốc Travinat dạng bột pha tiêm chứa hoạt chất chính là Cefuroxim dưới dạng Cefuroxim natri. Thuốc có 2 loại hàm lượng:

  • Travinat: hàm lượng 1,5g 1 lọ có số đăng ký VD-19046-13.
  • Travinat 750mg 1 lọ có số đăng ký VD-17582-12.

Cơ chế tác dụng của Cefuroxim có trong Travinat

Cefuroxim là một cephalosporin thế hệ II, có hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng, kháng men beta-lactamase. Cefuroxim liên kết và làm bất hoạt các protein liên kết với penicillin (PBP) trên màng trong của thành tế bào vi khuẩn từ đó dẫn đến sự suy yếu của thành tế bào vi khuẩn và gây ra sự ly giải tế bào.

Thành phần Cefuroxim trong Travinat 500mg
Thành phần Cefuroxim trong Travinat 500mg

Cefuroxim có tác dụng trên các chủng vi khuẩn: Phế cầu (S. pneumoniae), H. influenzae, Klebsiella spp., Tụ cầu vàng (S.aureus), Trực khuẩn mủ xanh (S. pyogenes), E. coli, Neisseria meningitidis.

Cefuroxim axetil là phương pháp điều trị hiệu quả ở những bệnh nhân bị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới, các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính, nhiễm trùng bộ phận sinh dục, da, mô mềm, dị ứng ban đỏ liên quan đến bệnh Lyme giai đoạn đầu và người lớn bị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP).

Thuốc Travinat trị bệnh gì?

Thuốc Travinat được chỉ định cho các bệnh nhân:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm họng, viêm xoang tái phát, viêm amidan), viêm tai giữa do vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không xuất hiện biến chứng.
  • Bệnh Lyme giai đoạn đầu với các triệu chứng ban đỏ loang do Borrelia burgdorferi.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm.

Cách sử dụng thuốc kháng sinh Travinat

Thuốc kháng sinh Travinat dạng viên nén sử dụng bằng đường uống. Nên uống thuốc trong bữa ăn vì đây là thời điểm hấp thu thuốc tốt nhất. Uống thuốc nguyên viên và không nên nghiền nát viên thuốc khi uống.

Khi phải dùng Travinat cùng với thuốc kháng acid hoặc thuốc kháng thụ thể histamin H2 thì nên uống cách nhau ít nhất 2 giờ để tránh tương tác thuốc không mong muốn xảy ra trên cơ thể.

Liều dùng

Mặt sau của vỉ Travinat 500mg
Mặt sau của vỉ Travinat 500mg

Liều dùng cho người lớn:

  • Viêm xoang, viêm họng, viêm amidan: uống 250mg 1 lần trong 12 giờ.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm: dùng liều 250mg hoặc 500mg 1 lần trong 12 giờ.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: dùng liều 125mg hoặc 250mg 1 lần trong 12 giờ.
  • Các đợt kịch phát của viêm phế quản mạn: uống 250mg hoặc 500mg 1 lần trong 12 giờ.
  • Phụ nữ bị lậu cổ tử cung hoặc lậu trực tràng không biến chứng uống liều duy nhất 1g.
  • Bệnh Lyme tại thời điểm giai đoạn đầu: dùng với liều lượng 500mg, 1 lần, trong 12 giờ, uống trong 20 ngày.

Liều cho trẻ em:

  • Trẻ em bị viêm amidan, viêm họng: uống 125mg 1 lần trong 12 giờ.
  • Trẻ em bị viêm tai giữa, chốc lở: uống 250mg 1 lần trong 12 giờ.

Tác dụng phụ của thuốc Travinat

Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp khi sử dụng thuốc Travinat là tiêu chảy và nổi ban da dạng sần. Hiếm gặp các phản ứng phản vệ, tăng bạch cầu ưa eosin, nổi mày đay, ngứa, nôn, buồn nôn, viêm đại tràng kết mạc giả (triệu chứng điển hình khi sử dụng kháng sinh kéo dài), nhiễm phải nấm Candida, thử nghiệm Coombs dương tính, thiếu máu tan huyết.

Hãy thông báo cho bác sĩ các tình trạng bất thường mà cơ thể bạn gặp phải sau khi sử dụng thuốc Travinat. Qua đó bác sĩ sẽ có phương pháp xử lý và có thể điều chỉnh thay thế thuốc khác phù hợp.

Hộp thuốc Travinat 500mg
Hộp thuốc Travinat 500mg

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Travinat cho bệnh nhân bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc mà được nhà sản xuất in trên bao bì. Đặc biệt, những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các kháng sinh nằm trong nhóm cephalosporin cũng như penicillin cũng không được phép sử dụng thuốc.

Tương tác thuốc

Cần lưu ý một số tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng chung Travinat với một số thuốc dưới đây:

  • Các thuốc kháng histamin H2 hoặc thuốc kháng acid và Travinat nên dùng cách nhau 2 giờ vì chúng có thể làm tăng pH dạ dày.
  • Dùng chung Travinat với Probenecid sẽ làm cho nồng độ của Cefuroxim trong huyết thanh cao và kéo dài, đồng thời làm giảm độ thanh thải của hoạt chất này ở thận.
  • Khi dùng Travinat cùng với thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid làm tăng khả năng gây nhiễm độc thận.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Travinat

Một số lưu ý quan trọng bạn cần biết khi sử dụng thuốc Travinat là:

  • Tránh dùng thuốc quá liều vì nó có thể gây nôn, buồn nôn, tiêu chảy. Một số trường hợp có thể gây quá mẫn trên thần kinh cơ, cơn động kinh đặc biệt ở những người đang gặp phải tình trạng suy thận.
  • Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời khi bạn uống thuốc quá liều và gặp các dấu hiệu bất thường trên.
  • Thuốc Travinat có thể dùng cho phụ nữ có thai và đang trong giai đoạn cho con bú. Thế nhưng mẹ cần thận trọng khi trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy, tưa và nổi ban. 
  • Khi dùng Cefuroxim liều tối đa cho những bệnh nhân ốm nặng cần phải kiểm tra chức năng thận của những bệnh nhân này.
  • Với trường hợp phải sử dụng thuốc lâu dài cần theo dõi người bệnh cần thận. Nếu có bội nhiễm cần ngưng sử dụng thuốc.
  • Cần thận trọng khi dùng thuốc Travinat với các thuốc lợi tiểu mạnh vì nó có ảnh hưởng bất lợi đến chức năng thận.
  • Trên lâm sàng, đã có những báo cáo về triệu chứng của viêm đại tràng màng giả xảy ra khi bệnh nhân sử dụng các kháng sinh phổ rộng và kéo dài, do đó người bệnh và những người thân cần đặc biệt chú ý đến bệnh này và điều trị bằng metronidazol cho người bị tiêu chảy nặng.

Thuốc Travinat 250mg có giá bao nhiêu?

Travinat 250mg
Travinat 250mg

Thuốc Travinat 250mg có giá khoảng 5.500 VNĐ 1 viên. Travinat 500mg có giá 6.300 VNĐ 1 viên. Giá thuốc sẽ có sự điều chỉnh khi bạn mua lẻ hoặc mua hộp dạng vỉ hoặc dạng chai nhiều viên. Hãy lựa chọn cơ sở bán thuốc uy tín để mua được sản phẩm với giá cả hợp lý.

Mua thuốc Travinat 500mg ở đâu?

Thuốc Travinat là thuốc kê đơn bạn chỉ được phép sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Vì vậy hãy mang theo đơn mà bác sĩ kê cho bạn khi mua thuốc và bạn có thể tìm mua chúng tại các quầy thuốc trong bệnh viện hoặc các cửa hàng thuốc uy tín.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc sử dụng thuốc Travinat.

Tài liệu tham khảo

1. Drugbank: Travinat 500mg. link: https://drugbank.vn/thuoc/Travinat-500mg&VD-19501-13

2. Cefuroxime axetil: an updated review of its use in the management of bacterial infections

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Cập nhật: 17:37 - 26/09/2021

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới